Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
WHO chưa xem dịch Ebola là tình trạng nguy cấp toàn cầu
Sau nhiều giờ tranh luận, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quyết định chưa xem dịch Ebola bùng phát tại Congo và một số nước lân cận là "tình trạng y tế khẩn cấp tầm toàn cầu".

Theo hãng tin AFP, sau cuộc họp khẩn tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 14-6, các chuyên gia của WHO cho rằng đợt dịch tại CHDC Congo và Uganda hiện nay vẫn chưa đáp ứng tất cả các tiêu chí để phát đi Cảnh báo quốc tế về sức khoẻ cộng đồng (PHEIC).



Một khi có cảnh báo toàn cầu thì yêu cầu có các phản ứng mang cấp độ phối hợp toàn cầu để chống dịch.



Trong cuộc họp của Ủy ban các quy định khẩn cấp về sức khoẻ quốc tế của WHO, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc của WHO, cho biết tổ chức này bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình dịch Ebola đang bùng phát tại CHDC Congo và đang lây lan ở Uganda.



Các chuyên gia chỉ ghi nhận đợt dịch hiện nay là "tình trạng khẩn cấp về y tế với CHDC Congo và các nước xung quanh".



Nhân viên y tế tiếp nhận người vào xét nghiệm virus Ebola tại Mpondwe, điểm biên giới giữa Uganda và CHDC Congo vào ngày 13-6-2019 - Ảnh: AFP



Đây là cuộc họp thứ 3 của Ủy ban kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 8-2018 tại CHDC Congo. Hai lần trước đây được tổ chức vào tháng 10-2018 và tháng 4-2019.



Mặc dù có một số xu hướng dịch tễ học tích cực, Ủy ban đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi có sự lan rộng và tái nhiễm ở các khu vực như Mabalako, nơi có tình hình an ninh phức tạp do nội chiến.



Hôm 10-6, Bộ Y tế CHDC Congo cho biết đến nay đã xác nhận 2.062 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 1.390 trường hợp đã tử vong.



Tình hình dập dịch cũng bị trở ngại do công tác đối phó với dịch bệnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi thiếu hụt về nguồn kinh phí cũng như nhân lực.



Tại cuộc họp báo tổ chức vào tối muộn ngày 14-6, ông Preben Aavitsland - Chủ tịch Ủy ban các quy định khẩn cấp về sức khoẻ quốc tế, cho biết họ vẫn chưa nhận được 54 triệu USD tiền hứa đóng góp cho chiến dịch ngăn chận dịch để có thể tiếp tục công việc trong tháng tới.



Đáng lo là từ ngày 11-6, tại Uganda - nước láng giềng của CHDC Congo, cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên và đến nay đã có 2 bệnh nhân tử vong vì virus này.



Uganda đã phối hợp với WHO để có phản ứng nhanh và kịp thời ban đầu để ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. WHO đánh giá cao sự phối hợp giữa CHDC Congo và Uganda.



Bộ Y tế Uganda, cùng WHO và Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch, cũng đã cử một đội phản ứng nhanh tới Kasese để hỗ trợ các nhóm khác đang hoạt động tại hiện trường để tiếp tục xử lý và kiểm soát bệnh dịch.



Dự kiến, các bên liên quan cũng sẽ tiến hành tiêm vắc-xin đối với những người từng tiếp xúc với trường hợp nhiễm bệnh và cả những nhân viên y tế tuyến đầu chưa tiêm vắc-xin cũng như những người khác bắt đầu từ ngày 14-6.



Ủy ban các quy định khẩn cấp về sức khỏe quốc tế kêu gọi CHDC Congo tiếp tục đẩy mạnh và cải thiện công tác sàng lọc các trường hợp mắc bệnh Ebola xuyên biên giới, đồng thời khuyến nghị các nước có nguy cơ cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các vụ việc tương tự như ở Uganda.



WHO cũng đề nghị các nước tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là tại khu vực biên giới, nơi thường xuyên có sự luân chuyển của người dân, vào công tác phòng ngừa dịch bệnh lây lan.



Theo WHO, Ebola là căn bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như: sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài.



Căn bệnh này lây nhiễm thông qua tiếp xúc gần gũi với động vật bị nhiễm bệnh. Tiếp đó, virus sẽ lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng nhiễm bệnh, hay lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm.



Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó để chẩn đoán bệnh.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Peru ban bố tình trạng y tế khẩn cấp vì căn bệnh giống sốt Zika (11-06-2019)
    Trung Quốc có thể thống trị ngành y tế Mỹ (10-06-2019)
    Chớ xịt nước hoa trực tiếp vào 5 điểm này trên cơ thể (25-04-2019)
    Phát hiện mắc bệnh lậu từ vết ngứa ở tay (24-04-2019)
    Thận đang dần suy yếu nếu chân của bạn gặp phải những vấn đề sau (23-04-2019)
    Nguy cơ mắc bệnh ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể bạn nếu xuất hiện các triệu chứng sau (22-04-2019)
    Những thói quen gây hại sức khoẻ tuyệt đối không nên làm sau bữa ăn (21-04-2019)
    Những cơn ác mộng đến từ đâu? (19-04-2019)
    Chớ nên sờ vào 8 bộ phận này trên cơ thể! (17-04-2019)
    Ăn bao nhiêu hành tỏi để giảm nguy cơ ung thư ruột? (15-04-2019)
    Rửa mặt ở khe suối, bị con đỉa dài 4 cm chui vào mũi (14-04-2019)
    Nghiện rượu bia khiến não chậm tăng trưởng (13-04-2019)
    Đầu to thì thông minh hơn, đúng không? (12-04-2019)
    Dùng vitamin D quá mức dễ gây suy thận (11-04-2019)
    Ớt làm chậm lây lan ung thư phổi (10-04-2019)
    Khi nào bị tê chân, tay là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng? (08-04-2019)
    Siêu nấm giết hơn nửa số bệnh nhân bị nhiễm đang lan rộng toàn cầu (08-04-2019)
    Chấn thương tâm lý và nguy cơ rối loạn dạ dày (07-04-2019)
    Có thể phát hiện sớm ung thư tiêu hóa (07-04-2019)
    Ung thư đại trực tràng phổ biến nhưng có đáng sợ? (04-04-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153888982.