Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
WHO: Năm đại dịch COVID-19 thứ hai, “chết chóc” nhiều hơn
"Chúng ta đang trong năm đại dịch COVID-19 thứ hai và năm 2021 dự kiến chết chóc hơn nhiều so với năm trước" – trích phát biểu của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.


Các ca bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trên toàn cầu

Theo cảnh báo mới nhất của các quan chức của WHO, năm 2021 sẽ là một năm "nguy hiểm hơn nhiều" đối với COVID-19, vì các ca bệnh bắt đầu gia tăng trên toàn cầu.

“Nạn nhân” mới nhất của COVID-19 là Nhật Bản. Nước này đã phải mở rộng hơn nữa tình trạng khẩn cấp về virus corona từ 6 khu vực, bao gồm cả Tokyo, lên thành 9 khu vực, trong khi Thủ tướng Yoshihide Suga vẫn lặp lại quyết tâm tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo chỉ trong hơn hai tháng tới. Tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng ở các khu vực đông dân cư tại Nhật Bản.

Các nhà virus học cảnh báo rằng Malaysia có thể trở thành nơi bùng phát và lây lan một số biến thể "siêu lây nhiễm" của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các biến thể này hiện vẫn chưa được các cơ quan y tế nước này chú ý đến. Singapore bất ngờ mức ca nhiễm theo ngày cao nhất từ giữa tháng 9/2020 tới nay trong bối cảnh đảo quốc sư tử áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát dịch khắt khe. Các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia vẫn ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 4 con số.

Dữ liệu mới cho thấy số người chết vì COVID-19 trong ngày ở Ấn Độ vẫn ở mức cao nhất thế giới với hơn 4 nghìn trường hợp tử vong mới được ghi nhận. Những nước gần đó như Nepal, Sri Lanka và Maldives, đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở những nước xa hơn như Argentina và Brazil….

Cán cân vắc xin nghiêng lệch

Ông Tedros lên tiếng về việc các nước giàu bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người ở độ tuổi thanh thiếu niên, trong khi nhiều nước thu nhập thấp đến nay mới chỉ nhận được số vắc xin nhỏ giọt. "Hồi tháng 1, tôi đã cảnh báo về nguy cơ thảm họa đạo đức xảy ra. Không may, chúng ta lúc này đang chứng kiến thảm kịch ấy. Ở một số nước giàu, những nước đã mua phần lớn nguồn cung vắc xin, những người ít có nguy cơ hiện được tiêm vắc xin" - ông Tedros nói.

"Tôi hiểu tại sao một số quốc gia muốn tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên của họ, nhưng ngay bây giờ tôi kêu gọi họ xem xét lại và thay vào đó tài trợ vắc xin cho COVAX. Lúc này ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp, nguồn cung vắc xin thậm chí không đủ để miễn dịch cho nhân viên y tế, trong khi các bệnh viện quá tải số người cần chăm sóc " – ông Tedros kêu gọi.

Chương trình COVAX do WHO khởi xướng tới nay mới chỉ phân phát được 60 triệu liều vắc xin COVID-19, cách xa mục tiêu ban đầu. COVAX hiện gặp khó trong tiếp cận nguồn cung vắc xin, sau khi Ấn Độ - nhà cung cấp chủ yếu của COVAX - ngừng xuất khẩu vắc xin AstraZeneca bởi cuộc khủng hoảng trong nước. Hiện tại, khoảng 44% trong tổng số 1,4 tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19 đã được tiêm ở những nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,3% liều vắc xin đã được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới.

Theo một nghiên cứu của Công ty Airfinity (Anh), 7 quốc gia giàu nhất thế giới và các nước thành viên EU có thể giúp thu hẹp khoảng cách về vắc xin trên thế giới bằng cách chia sẻ chỉ 20% dự trữ vắc xin của mình trong tháng 6, 7 và 8 cho COVAX.

Ngày 17/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu có khả năng viện trợ hơn 150 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho những nước đang thiếu vắc xin mà không ảnh hưởng tới mục tiêu tiêm chủng của mình. Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore nêu rõ: "Các nước (G7 và EU) có thể làm được việc này trong khi vẫn hoàn tất cam kết tiêm chủng cho dân số nước mình".

UNICEF kêu gọi G7 và EU cần nhanh chóng chia sẻ vắc xin cho đến khi đạt được mô hình sản xuất vắc xin bền vững. UNICEF nêu rõ: "Việc chia sẻ ngay lượng vắc xin dư thừa có sẵn là biện pháp tối thiểu, quan trọng và cấp thiết nhằm chấm dứt khoảng cách về vắc xin và cần được làm ngay".
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam đã tiếp nhận thêm gần 1,7 triệu liều vaccine COVID-19 (16-05-2021)
    Việt Nam có đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện, chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 (13-05-2021)
    Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covaxin cho trẻ em (13-05-2021)
    Việt Nam mong muốn các quốc gia miễn trừ bản quyền đối với vắc xin Covid-19 (13-05-2021)
    Dịch COVID-19: Iran bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine tự bào chế (11-05-2021)
    Nữ sinh viên Italy nhập viện do bị tiêm quá liều vaccine Pfizer (10-05-2021)
    Nghiên cứu về di chứng ở các bệnh nhân COVID-19 nặng (10-05-2021)
    Đức không hạn chế nhóm người được tiêm vaccine của Johnson&Johnson (10-05-2021)
    EU ký thỏa thuận bổ sung 1,8 tỷ liều vaccine của BioNTech/Pfizer (08-05-2021)
    Ca tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19: Sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng Non Steroid (07-05-2021)
    Người đàn ông mang dòng máu hiếm với siêu kháng thể chống lại nCoV (01-05-2021)
    Nhật Bản: Các biến thể mới SARS-CoV-2 đang thay thế chủng virus gốc (29-04-2021)
    Chứa chất cấm, mỹ phẩm của Newtoday bị đình chỉ thu hồi trên toàn quốc (29-04-2021)
    Tình trạng móng tay tiết lộ gì về sức khỏe của bạn (20-04-2021)
    Số ca mắc Covid-19 tại Campuchia, Thái Lan tăng liên tục (14-04-2021)
    Đông Nam Á căng thẳng vì COVID-19 (13-04-2021)
    Campuchia thêm 3 người chết, Thái Lan ghi nhận tiếp gần 1.000 ca COVID-19 mới (13-04-2021)
    Hà Nội có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 cao nhất cả nước (12-04-2021)
    Dịch COVID-19: Johnson & Johnson bắt đầu bàn giao vaccine cho EU (12-04-2021)
    Nhóm điều tra WHO tới chợ hải sản Vũ Hán (31-01-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153773791.