Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Ấn Độ: Tiêm nước muối, kháng sinh dán nhãn 'vắc xin COVID-19', thu lợi 35.000 đô la
Hơn một chục trung tâm tiêm chủng tư nhân ở Ấn Độ bị phát hiện đã tiêm 'nước muối, thuốc kháng sinh' cho người dân nhưng lại nói rằng đó là vắc xin ngừa COVID-19.

Chính quyền thành phố Mumbai tuần trước đã phong tỏa bệnh viện Shivam, đồng thời thu hồi giấy phép hoạt động do nghi ngờ bệnh viện có liên quan đến đường dây vắc xin giả.

Cảnh sát đang điều tra xem liệu bệnh viện Shivam có phải là nơi cho ra lò lô vắc xin giả hay không. Lãnh đạo bệnh viện đã bị bắt giữ.

Hồi đầu năm, bệnh viện Shivam được chính phủ Ấn Độ cấp phép tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. Sau đó, bệnh viện nhận được hơn 20.000 lọ vắc xin từ cơ quan phân phối của chính quyền Mumbai.

Tuy nhiên, các nhân viên bệnh viện bị nghi đã giữ lại vỏ lọ vắc xin sau khi tiêm và đổ đầy chúng bằng một số loại chất lỏng khác để tiếp tục tiêm cho người khác kiếm lời.

Cảnh sát Mumbai vẫn đang điều tra xem các bệnh nhân đã được tiêm chất gì. Nhưng họ nghi ngờ rằng các lọ vắc xin đã được đổ đầy nước muối. Riêng ở Kolkata, lọ vắc xin có thể đã được đổ đầy kháng sinh.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, ít nhất 2.500 người ở Mumbai và Kolkata đã bị tiêm vắc xin giả, theo tờ Indian Express. “Chúng tôi đã bắt hết các nghi phạm quan trọng. Và sẽ tiếp tục bắt giữ nếu phát hiện thêm người liên quan”, một quan chức cảnh sát Mumbai cho biết trong cuộc họp báo. Trong số các nghi phạm bị bắt, có một người đàn ông đóng giả làm công chức có bằng Thạc sĩ về Di truyền học.

Gần 500 người, trong đó có một số người khuyết tật, lo ngại rằng mình đã bị tiêm Amikacin - một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm màng não, nhiễm trùng máu, xương và tiết niệu.

Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 10 trung tâm tiêm chủng đang bị điều tra. Đường dây này được cho là đã thu lợi khoảng 35.000 đô la (tương đương hơn 800 triệu đồng) từ các mũi vắc xin giả.

Hai trong số các nạn nhân – Hiren Mehta và vợ (đến từ Mumbai), đã trả khoảng 23 đô la mỗi người cho thứ mà họ nghĩ là vắc xin COVID-19.

Mehta cho biết hai vợ chồng ông không còn có thể tiêm vắc xin, vì đã nhận giấy chứng nhận giả từ trung tâm và thông tin của họ đã được nhập vào cơ sở dữ liệu tiêm chủng của chính phủ.

“Mối quan tâm chính của chúng tôi lúc này là họ đã tiêm cho chúng tôi những gì. Chúng tôi cũng muốn biết khi nào mình có thể được tiêm vắc xin thật, vì làn sóng dịch thứ ba đang đến gần”, Mehta nói.

Chính quyền địa phương có kế hoạch xét nghiệm kháng thể trên hơn 2.000 người nghi bị tiêm vắc xin giả. Tuy nhiên, một số người vẫn bày tỏ quan ngại. “Xét nghiệm thấy kháng thể, nhưng tôi không biết tôi có kháng thể là do đang mắc COVID-19 không có triệu chứng, hay là nhờ vắc xin”, một người nghi là nạn nhân của đường dây lừa đảo nói.

Ấn Độ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, với hơn 30,5 triệu ca mắc được xác nhận và hơn 400.000 ca tử vong. Hơn 351 triệu liều vắc xin đã được tiêm trong cả nước, và 59 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ - tương đương 4,3% dân số.
DanQuyen.com (Theo tienphong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Phần mềm quản lý tiêm vaccine COVID-19 của Ấn Độ gây chú ý (05-07-2021)
    Vaccine bản địa đầu tiên của Ấn Độ đạt hiệu quả 77,8% (03-07-2021)
    Các nước Nam Á nhận được vaccine Moderna ngừa Covid-19 do Mỹ viện trợ (03-07-2021)
    Sáu đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (02-07-2021)
    Làn sóng chống vaccine khiến Đông Nam Á khó đánh bại COVID-19 (01-07-2021)
    Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quả (01-07-2021)
    Tổng thống Putin: Chỉ vaccine mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (30-06-2021)
    Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam (29-06-2021)
    Hàn Quốc cấp 3 loại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 (29-06-2021)
    EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc (29-06-2021)
    Việt Nam đang gửi kết quả đánh giá vaccine Covivac sang Canada (29-06-2021)
    Biến thể Delta có thể lấn át vaccine COVID-19 (28-06-2021)
    Hành vi con người tác động đến diễn biến Covid-19 lớn hơn biến thể virus SARS-CoV-2? (28-06-2021)
    Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không? (27-06-2021)
    GAVI bổ sung ngân sách đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine (25-06-2021)
    Nhật tuyên bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á (25-06-2021)
    WHO sẽ cử chuyên gia giúp Việt Nam sản xuất vaccine (24-06-2021)
    Campuchia triển khai chiến dịch tiêm chủng tại các tỉnh (23-06-2021)
    Ấn Độ phát hiện biến chủng mới (23-06-2021)
    Đại học Anh nghiên cứu dùng thuốc tẩy giun trị COVID-19 (23-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153631678.