Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Bác sỹ Indonesia giằng xé lựa chọn người sống, người chết giữa sóng thần Covid-19
Tình trạng thiếu giường bệnh, thiếu nguồn oxy y tế và máy thở khiến các bác sỹ Indonesia phải giằng xé trước quyết định ai sống, ai chết trong các bệnh viện đang quá tải vì bệnh nhân Covid-19.

“Trong suốt 11 năm làm bác sỹ, tôi chưa từng trải qua những tình huống nào như thế này. Việc tìm được một bệnh viện vào lúc này cũng đã rất khó khăn. Chúng tôi thường xuyên phải quyết định bệnh nhân nào có cơ hội sống sót tốt hơn. Chúng tôi phải lựa chọn bệnh nhân nào có cơ hội sống cao hơn”, bác sỹ Nur Chandra Bunawan, 35 tuổi, làm việc tại bệnh viện Kramat Jati ở Đông Jakarta chia sẻ.

“Tại sao mọi việc lại đến mức như thế này, tại sao chúng tôi phải lựa chọn? Đó là một lựa chọn khó khăn. Tất cả mạng sống đều đáng giá như nhau. Nhưng vì oxy cũng như các nguồn lực khác hạn chế, chúng tôi buộc phải lựa chọn”, bác sỹ Bunawan, người đang phải chiến đấu với sự mệt mỏi và kiệt sức, cho biết thêm.

Trong số các bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện, có tới hàng chục bác sỹ đồng nghiệp của Bunawan.

Trong bối cảnh số ca Covid-19 tại Indonesia tăng nhanh chóng trong những tuần gần đây, các bệnh viện và các bác sỹ như Nur Chandra Bunawan nhận thấy họ buộc phải quyết định ai sẽ có giường bệnh, được ưu tiên oxy và điều trị tích cực.

Hệ thống y tế mong manh của Indonesia đang bên bờ vực sụp đổ. Số ca mắc hàng ngày ở mức cao kỷ lục trong suốt 3 tuần qua, một phần là do hoạt động di chuyển quy mô lớn trong lễ Hari Raya Aidilfitri hồi háng 6, một phần là do biến thể Delta.

Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới với 270 triệu dân ghi nhận 34.379 ca mắc và 1.040 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 7/7. Hiện Indonesia đã ghi nhận 2,38 triệu ca mắc và 62.908 ca tử vong do dịch bệnh này.

Các mạng xã hội ngập tràn những lời kêu gọi giúp đỡ tìm phòng bệnh viện cũng như nguồn oxy y tế.

Các lều tạm được dựng lên và nhiều khu vực được chuyển đổi thành nơi điều trị khi các bệnh viện ở Jakarta và các vùng khác của Java, như Bekasi ở Tây Java và Solo ở Trung Java, gần như “bất lực” trước số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh chưa từng thấy.

Nền tảng dữ liệu công dân LaporCovid-19, một nhóm giúp tìm giường bệnh tại Indonesia, cho biết, tuần trước nhóm này đã không thể tiếp nhận đề nghị trợ giúp, vì hiện giờ các tình nguyện viên của họ cũng rất khó có thể tìm được giường trống.

Khi các bệnh viện quá tải từ chối tiếp nhận bệnh nhân, các gia đình đã đổ xô đi mua bình oxy để tự chăm sóc người thân tại nhà.

LaporCovid-19 hôm 6/7 cho biết, 265 người ở 10 tỉnh trong và ngoài Java, trong đó có quần đảo Riau, Lampung, Đông Nusa Tenggara đã tử vong sau khi tự cách ly.

Bác sỹ Galuh Chandra Kirana Sugianto, làm việc tại 2 bệnh viện tư nhân ở Jakarta, cho rằng, tình hình hiện nay đang “ngoài tầm kiểm soát”.

Bác sỹ Sugianto cho biết, đôi lúc cô cảm thấy mình “vô dụng” khi điều trị cho các bệnh nhân nặng với điều kiện trang thiết bị vô cùng hạn chế, đặc biệt là máy thở. Tuổi tác, tình trạng hôn nhân và hồ sơ y tế là các yếu tố được tính đến khi quyết định ai được dùng máy thở

“Những người trẻ sẽ được ưu tiên. Họ sẽ được hỏi là đã kết hôn hay độc thân. Chúng tôi sẽ chọn người nào là trụ cột gia đình, còn trẻ, không có tiền sử bệnh tật và có khả năng phục hồi cao hơn. Chúng tôi thực sự đang phải lựa chọn người mà mình sẽ cứu”, nữ bác sỹ 35 tuổi nói với Straits Times.

Indonesia chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thư ký Hiệp hội bệnh viện Indonesia (Persi), bác sỹ Lia Partakusuma nói rằng, dù tỷ lệ sử dụng giường bệnh trên cả nước hôm 6/7 ở mức 74% nhưng nhiều bệnh viện trên đảo Java đã đạt mức 100%.

“Các bác sỹ thường phải cân nhắc ai có cơ hội sống sót cao hơn. Đó là điều cần thiết trong bối cảnh hỗn loạn hiện nay, những người có khả năng sống sót cao hơn sẽ được cứu trước”, bác sỹ Partakusuma nói về tình hình mà bà gọi là “khẩn cấp”.

Bác sỹ Lia cũng nhấn mạnh, tỷ lệ sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện tại Bali đã tăng từ 50% lên 70% trong tuần trước. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh ở một số tỉnh ngoài Java và Bali như Aceh, quần đảo Riau, Nam Sumatra và Trung Kalimanta cũng tăng đột biến.

Tính đến 7/7, Indonesia đang có 343.101 ca bệnh, tăng 18.504 ca so với ngày hôm trước, trong khi đó số người khỏi bệnh chỉ là 14.835. Theo Hiệp hội bệnh viện Indonesia, khoảng 20% số ca Covid-19 hiện nay cần điều trị tại bệnh viện.

Ông Luhut Pandjaitan, quan chức phụ trách chiến dịch đối phó Covid-19 của Indonesia cho biết, chính phủ đang chuẩn bị cho “kịch bản tồi tệ nhất” nếu số ca hàng ngày vượt mốc 40.000.

Indonesia cũng đang tính chuyển đổi khu ký túc xá ở Đông Jakarta thành cơ sở điều trị Covid-19, được trang bị các thiết bị chăm sóc đặc biệt và có khả năng tiếp nhận hơn 800 bệnh nhân. Ngoài ra, Indonesia cũng sử dụng các bệnh viện quân đội và cảnh sát ở Jakarta và Surabaya để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

“Chúng tôi đang triển khai tất cả các nguồn lực”, ông Pandjaitan nói.

Lệnh phong tỏa một phần đã được áp dụng từ 3/7, dự kiến kéo dài tới 20/7 trên khắp các đảo Java và Bali, nơi chiếm 70% tổng số ca Covid-19 trên cả nước. Các biện pháp hạn chế ít nghiêm ngặt hơn cũng được mở rộng đến 43 khu vực trên 20 tỉnh từ cực tây Sumatra đến cực đông Papua kể từ thứ 6-20/7./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Ai nên tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer? (07-07-2021)
    Hiệu quả thực tế của vaccine Covid-19 trước sự bùng phát của biến thể mới (06-07-2021)
    Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị như thế nào? (06-07-2021)
    Ấn Độ: Tiêm nước muối, kháng sinh dán nhãn 'vắc xin COVID-19', thu lợi 35.000 đô la (05-07-2021)
    Phần mềm quản lý tiêm vaccine COVID-19 của Ấn Độ gây chú ý (05-07-2021)
    Vaccine bản địa đầu tiên của Ấn Độ đạt hiệu quả 77,8% (03-07-2021)
    Các nước Nam Á nhận được vaccine Moderna ngừa Covid-19 do Mỹ viện trợ (03-07-2021)
    Sáu đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (02-07-2021)
    Làn sóng chống vaccine khiến Đông Nam Á khó đánh bại COVID-19 (01-07-2021)
    Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quả (01-07-2021)
    Tổng thống Putin: Chỉ vaccine mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (30-06-2021)
    Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam (29-06-2021)
    Hàn Quốc cấp 3 loại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 (29-06-2021)
    EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc (29-06-2021)
    Việt Nam đang gửi kết quả đánh giá vaccine Covivac sang Canada (29-06-2021)
    Biến thể Delta có thể lấn át vaccine COVID-19 (28-06-2021)
    Hành vi con người tác động đến diễn biến Covid-19 lớn hơn biến thể virus SARS-CoV-2? (28-06-2021)
    Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không? (27-06-2021)
    GAVI bổ sung ngân sách đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine (25-06-2021)
    Nhật tuyên bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á (25-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153631690.