Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Pháp: Chính phủ của ông Macron hứng 'đòn giáng' đặc biệt nhức nhối
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa hứng chịu một sự kéo lùi bất ngờ sau khi các nhà lập pháp bác bỏ dự luật cải cách nhập cư do chính phủ của ông đề xuất.

Dự luật, được soạn thảo trong hơn một năm, cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp và mở rộng cơ hội việc làm cho những người di cư có kỹ năng cần thiết.

Sự kéo lùi này làm dấy lên những nghi ngờ mới về khả năng những đạo luật quan trọng của chính phủ “vượt ải” Hạ viện, nơi đảng trung dung của ông Macron và các đồng minh không chiếm đa số tuyệt đối.

Hôm 11/12, Hạ viện đã thông qua kiến nghị bác bỏ dự luật cải cách nhập cư mà không cần thảo luận thêm. Kiến nghị được đề xuất bởi Đảng Xanh, một trong số các nhóm đối lập cánh tả trong Quốc hội, đã nhận được 270 phiếu thuận và 265 phiếu chống. Như vậy, cuộc tranh luận tại Quốc hội – vốn dự kiến bắt đầu vào ngày 11/12 và kéo dài 2 tuần – đã kết thúc trước cả khi nó kịp bắt đầu.

Nhập cư từ lâu đã là một vấn đề cố định của nền chính trị Pháp. Dự luật này, nếu được thông qua, sẽ là luật nhập cư và tị nạn thứ 29 của Pháp trong 4 thập kỷ. Các chính trị gia và các nhà bình luận, đặc biệt là cánh hữu, thường mô tả quốc gia Tây Âu này đang trong tình trạng phải chống đỡ với dòng người di cư ngoài tầm kiểm soát.

Việc dự luật bị bác bỏ cũng là một “đòn giáng” đặc biệt nhức nhối đối với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin. Vị Bộ trưởng có lối nói cứng rắn trong Chính phủ của ông Macron đã đặt rất nhiều vốn liếng chính trị vào việc thông qua dự luật mà không cần viện đến biện pháp Hiến pháp được gọi là Điều 49.3.

Ông Darmanin sau đó đã đề nghị từ chức nhưng bị ông Macron từ chối. Thay vào đó, Tổng thống Pháp đã yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ tìm những cách mới để phá vỡ thế bế tắc và thúc đẩy dự luật được thông qua.

“Rõ ràng đó là một thất bại”, ông Darmanin nói với đài truyền hình TF1. “Tôi muốn cung cấp cho cảnh sát, hiến binh, các quận trưởng, thẩm phán phương tiện để đấu tranh chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp”.

Vị Bộ trưởng cảnh báo rằng nếu những biện pháp này không được thông qua, “bi kịch sẽ chờ đợi”. Ông nói: “Nếu chúng ta không có những biện pháp này, điều đó có nghĩa là chúng ta đang để chính trị chiếm ưu thế hơn lợi ích công cộng”.

Tuy nhiên, đại diện hàng đầu cho phe cực hữu Pháp, bà Marine Le Pen, đã lên tiếng phản bác.

“Trái ngược với những gì ông Darmanin đã nói, luật này là luật ủng hộ nhập cư”, bà Le Pen nói với các phóng viên tại Quốc hội, nơi bà là nhà lập pháp đứng đầu đảng chống nhập cư của bà, National Rally. “Điều đó không thể xảy ra được”.

Ban đầu được đề xuất bởi chính phủ trung dung của ông Macron với nhiều bước đi nhằm trục xuất thêm nhiều người không có giấy tờ và cải thiện sự hội nhập của người di cư, nội dung của dự luật nghiêng hẳn về phần thực thi và nhận được sự chấp thuận của Thượng viện, nơi cánh hữu kiểm soát.

Sau khi bị Hạ viện bác bỏ, dự luật bây giờ có thể được gửi trở lại Thượng viện hoặc Chính phủ có thể quyết định rút lại nó. Chính phủ cũng có thể triệu tập một ủy ban nhỏ gồm các nhà lập pháp từ cả 2 viện để cố gắng đạt được thỏa hiệp.

Sự bế tắc đã làm gia tăng suy đoán rằng Chính phủ của ông Macron cuối cùng sẽ một lần nữa chọn kích hoạt Điều 49.3 của Hiến pháp, cho phép chính phủ “vượt mặt” Quốc hội khi thông qua một dự luật mà không cần bỏ phiếu. Điều tương tự đã xảy ra với các cải cách hưu trí gây tranh cãi hồi đầu năm nay.

Nhưng Chính phủ Pháp muốn tránh sử dụng biện pháp không được ưa chuộng rộng rãi này, vì nó sẽ dẫn tới một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và có thể là rất nhiều rắc rối sau đó.
DanQuyen.com (Theo nguoiduatin.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Xe bom lao vào căn cứ quân đội Pakistan, gây thương vong lớn (12-12-2023)
    Chủ tịch EC: Ukraine cần thời gian để đáp ứng mọi điều kiện gia nhập EU (11-12-2023)
    Hơn 100 binh sĩ Israel thiệt mạng kể từ khi bắt đầu chiến dịch Gaza (11-12-2023)
    Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi chấp nhận để Ukraine nhượng lãnh thổ cho Nga (11-12-2023)
    Ông Putin nói về tương lai của Nga  (11-12-2023)
    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nói Hội đồng Bảo an 'tê liệt' vì xung đột Dải Gaza (10-12-2023)
    Nga nói đánh bại ba lữ đoàn Ukraine, Kiev gấp rút tìm chiến cơ phương Tây (10-12-2023)
    Israel sẵn sàng đối đầu Houthi, tăng cường bắn phá miền nam Gaza (10-12-2023)
    Nga phá hủy cơ sở sản xuất đạn của Ukraine (10-12-2023)
    Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu ở Iran (10-12-2023)
    Israel tấn công diện rộng vào Lebanon đáp trả Hezbollah (10-12-2023)
    Trợ lý Tổng thống Ukraine thừa nhận khó khăn trong tuyển quân (10-12-2023)
    Iran cảnh báo mối đe dọa 'không thể kiểm soát' khi Mỹ phủ quyết ngừng bắn ở Gaza (09-12-2023)
    Tổn thất của quân đội Israel trong chiến dịch tấn công vào Gaza (09-12-2023)
    Cảnh báo nguy cơ tình hình Trung Đông không thể kiểm soát (09-12-2023)
    Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ - Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev (09-12-2023)
    Thượng viện Mỹ bác dự luật viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel (07-12-2023)
    Cựu Nghị sĩ Ukraine hậu thuẫn Nga thiệt mạng tại Moscow (07-12-2023)
    Nga mở đợt tấn công mới: Mọi chuyện đang trở nên tồi tệ hơn với Kiev (07-12-2023)
    Mỹ và Israel trao đổi về thời hạn chiến dịch quân sự và chiến lược giải quyết dài hạn (07-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153884690.