Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
TRUNG QUỐC ĐÃ BỎ LỠ MỘT DỊP QUA MẶT HOA KỲ VỀ KINH TẾ
Đã từ lâu nhiều kinh tế gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa kỳ để dẫn đầu thế giới trong một tương lai rất gần, nhưng “Tương Lai Rất Gần” đó đã kéo dài cả thập niên nhưng chúng ta chưa thấy một chút ánh sáng nào le lói ở cuối đường hầm cả.


Nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã tiến lên vượt bậc về kinh tế và sức mạnh quân sự điều đó không ai chối cãi được. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế nhiệm màu đó đã chấm dứt và sự tăng trưởng kinh tế càng ngày càng khó khăn hơn.
Hãy phân tích kỹ xem thực sự Trung Quốc đã mất cơ hội qua mặt Hoa Kỳ về kinh tế như thế nào?

KHUÔN MẪU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC :

GDP (Tổng Sản Lượng Quốc Gia) tính theo đầu người của Trung Quốc, sau khi điều chỉnh lạm phát, tăng mạnh từ $293 USD trong năm 1985 lên $12,000 trong năm 2021. Sự tăng trưởng thần kỳ này nhờ vào chủ trương xuất cảng tối đa và kêu gọi đầu tư ngoại quốc với những điều kiện dễ dãi.

Dân số Trung Quốc trong thời kỳ đó đứng đầu thế giới (chỉ tụt xuống hàng thứ nhì sau Ấn Độ mới gần đây thôi) đã là nguồn cung cấp lao động rẻ như bùn cho các hãng sản xuất của toàn thế giới. Lắp ráp là công việc chính từ các hãng đặt nền móng trên đất Trung Quốc, sau đó xuất cảng ra khắp thế giới với giả thành rất rẻ. Trong khi đó Chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực phát triển hệ thống đường xá cầu cống, điện lực, nước nôi.... Nói chung, hệ thống hạ tầng cơ sở, căn bản cần thiết cho việc phát triển kỹ nghệ đã được cải thiện toàn diện, từ một nước nông nghiệp thô sơ trở thành một nước sẵn sàng cho nền công nghiệp tân tiến theo các mô hình u Mỹ. Những Hải Cảng được mở rộng, trang bị máy móc và cần trục mạnh mẽ để hàng hóa lên xuống nhanh chóng dễ dàng. Đó là nền kinh tế trọng về xuất cảng như người Nhật đã từng theo đuổi trước đó. Khác với nền kinh tế vững vàng của Hoa Kỳ trọng tâm về tiêu thụ nội địa. Trong nhiều thập kỷ qua nền kinh tế phát triển vượt bực đó đã nâng mức lợi tức trung bình của dân Trung Quốc cao hơn, và điều quan trọng hơn cả là đã giữ được trật tự xã hội ổn định mà đảng Cộng Sản luôn đặt lên hàng đầu. Những lãnh đạo của Trung Quốc luôn tìm cách đối đầu với Mỹ, tùy theo từng giai đoạn, có lúc nhẹ nhàng có lúc rất gắt gao. Mục đích chung vẫn là chĩa mũi dùi chống đối đến Mỹ để che đậy các tệ đoan xã hội bên trong. Giữ cho xã hội ổn định. Còn nhớ lúc Đặng Tiểu Bình mới phát động chính sách đổi mới đã áp dụng câu châm ngôn “Dù là mèo đen hay mèo trắng, miễn bắt được chuột thì dùng.” Cho nên mới có chính sách “Kinh Tế Thị Trường, Xã Hội Chủ Nghĩa Chỉ Đạo”. Theo chúng tôi nghĩ, đó chỉ là một cái tên gọi cho đẹp thôi chứ chả có cái chính sách nào lạ lùng vậy, vừa bóp vừa thả, vừa hít vừa le, hay Việt Nam mình thường nói “Vừa Phùng Vừa Há” . Ông Đặng Tiểu Bình cũng còn một câu nữa rất nổi tiếng mà ít ai để ý đến đó là khuyên các vị lãnh đạo, sau ông, rằng “Chúng ta chưa phải lúc găng với Mỹ thì nên nhún nhường mà hòa đồng với thế giới bên ngoài.” Từ ngày ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, có lẽ ông đã quên lời khuyên đó chăng hay là ông kiêu ngạo khinh thường thế giới, mà làm biết bao nhiêu điều ngang ngược coi thế giới chẳng ra gì.

Những năm gần đây, khuôn mẫu kinh tế của Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế “XUẤT CẢNG” qua nền kinh “TIÊU THỤ” bắt chược Hoa Kỳ. Hậu quả là nợ nần chồng chất. Khuôn mẫu này đang làm nền kinh tế bị trì trệ. Từ tháng Bảy năm nay, xuất cảng và nhập cảng của Trung Quốc đã tụt xuống rất nhanh vì sự tiêu thụ giảm đáng kể, nội địa lẫn toàn cầu.

TƯƠNG LAI KHÓ KHĂN:

Sự đối đầu về mậu dịch với Mỹ bắt đầu từ thời Tổng Thống Trump kéo dài qua nhiệm kỳ của ông Joe Biden càng ngày càng tồi tệ thêm. Mối quan hệ mậu dịch song phương không còn tốt đẹp như xưa đã làm sự tăng trưởng kinh tế “THẦN KỲ” của Trung Quốc khựng lại sau 4 thập niên thăng hoa.

Trong khi đó, lương bổng công nhân tăng nhanh (theo báo cáo của Trung Tâm Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc), làm cho khoảng cách về lương bổng, giữa công nhân Trung Quốc và công nhân của các Quốc gia đối tác, đã thu hẹp lại nhiều.
Ảnh hưởng dây chuyền đó, đã tác động lên ngành xuất cảng đáng kể, tính đến tháng Bảy xuất cảng tụt xuống 14.5% cho một năm. Sáu tháng đầu năm nay kinh tế Trung Quốc chỉ phát triển 3% mà thôi. Tỷ lệ đó là thấp nhất kể từ giữa thập niên 70’s, không kể năm 2020 khi dịch COVID hoành hành.

Đó không phải là sự thay đổi duy nhất, Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2080, dân số đó sẽ tụt xuống dưới 1 tỷ người, và dưới 800 triệu sau năm 2100.

Có lẽ sự trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc là “Bất Động Sản”. Bất động sản từ xưa vẫn là nơi đầu tư an toàn nhất, Bây giờ đã kể là 25% toàn kinh tế Trung Quốc. Giá nhà giảm sút manh, các hãng đầu tư bất động sản như Evergrande chẳng hạn đang làm bộ mặt tài chánh, đầu tư, và bất động sản tồi tệ hơn, dẫn đến một cuộc khủng hoảng về “NỢ XẤU”.

Nhiều người tiên đoán rằng, Trung Quốc còn được 10 năm yên ổn nữa cho đến khi các cuộc nổi dậy bùng phát khắp lãnh thổ và kinh tế suy thoái.

Nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã mang cho họ một ảnh hưởng lớn lao về chính trị trên khắp toàn cầu trong nhiều thập niên qua. Sự thoái hóa của nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế giới. Điều đó có nghĩa là trao đổi mậu dịch, kinh tế tài chánh sẽ tập trung vào Hoa Kỳ trong nhiều thập niên sắp tới nữa mà không bị cạnh tranh.

GDP tính theo đầu người của Hoa Kỳ là $75,269 khoảng 6 lần hơn so với Trung Quốc, Kinh tế Mỹ tăng trưởng chỉ 2.1% trong mấy tam cá nguyệt gần đây.

Rất khó mà tiên đoán tương lai của cả hai nền kinh tế đối đầu nhau. Những ảnh hưởng chính trị toàn cầu và sự phát minh về kỹ thuật sẽ nghiêng về bên nào sở hữu nó. Trung Quốc vẫn còn cơ hội để qua mặt Hoa Kỳ, nhưng theo các dữ kiện hiện tại, chắc là rất khó xảy ra.

Các chính quyền và các nhà đầu tư trên thế giới sẽ phải chuẩn bị cho tương lai, khi mà nền kinh tế thần kỳ Trung Quốc sẽ tụt dốc.

Bây giờ là cơ hội ngàn năm một thuở, vì các nước u Mỹ đang chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi lục địa Trung Hoa để thiết lập ở một nơi khác, có thể là các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Việt Nam được lợi thế vì ở ngay sát nách Trung Quốc, nhà máy tháo gỡ từ bên kia biên giới, dễ dàng vận chuyển qua Việt Nam không tốn kém gì nhiều. Liệu Việt Nam có đủ nhân sự với tay nghề và chất xám cần thiết không? Liệu Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng (Đường xá, cầu cống, điện nước …) để phục vụ các khu kỹ nghệ đó không?

Việt Nam học được bài học gì về sự phát triển thần kỳ và sự tụt dốc cũng thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc. Chúng ta hãy chờ xem.

HOÀNG THẠCH
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    20 binh sĩ Israel thiệt mạng do sự cố hoặc bị bắn nhầm ở Dải Gaza (12-12-2023)
    Xung đột Hamas-Israel: Nạn đói hoành hành tại Dải Gaza (12-12-2023)
    Pháp: Chính phủ của ông Macron hứng 'đòn giáng' đặc biệt nhức nhối (12-12-2023)
    Xe bom lao vào căn cứ quân đội Pakistan, gây thương vong lớn (12-12-2023)
    Chủ tịch EC: Ukraine cần thời gian để đáp ứng mọi điều kiện gia nhập EU (11-12-2023)
    Hơn 100 binh sĩ Israel thiệt mạng kể từ khi bắt đầu chiến dịch Gaza (11-12-2023)
    Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi chấp nhận để Ukraine nhượng lãnh thổ cho Nga (11-12-2023)
    Ông Putin nói về tương lai của Nga  (11-12-2023)
    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nói Hội đồng Bảo an 'tê liệt' vì xung đột Dải Gaza (10-12-2023)
    Nga nói đánh bại ba lữ đoàn Ukraine, Kiev gấp rút tìm chiến cơ phương Tây (10-12-2023)
    Israel sẵn sàng đối đầu Houthi, tăng cường bắn phá miền nam Gaza (10-12-2023)
    Nga phá hủy cơ sở sản xuất đạn của Ukraine (10-12-2023)
    Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu ở Iran (10-12-2023)
    Israel tấn công diện rộng vào Lebanon đáp trả Hezbollah (10-12-2023)
    Trợ lý Tổng thống Ukraine thừa nhận khó khăn trong tuyển quân (10-12-2023)
    Iran cảnh báo mối đe dọa 'không thể kiểm soát' khi Mỹ phủ quyết ngừng bắn ở Gaza (09-12-2023)
    Tổn thất của quân đội Israel trong chiến dịch tấn công vào Gaza (09-12-2023)
    Cảnh báo nguy cơ tình hình Trung Đông không thể kiểm soát (09-12-2023)
    Đệ nhất phu nhân Ukraine nêu nguy cơ, Mỹ - Nga bất đồng về viện trợ cho Kiev (09-12-2023)
    Thượng viện Mỹ bác dự luật viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và Israel (07-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153885080.