Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Sudan trước tương lai bất định
Năm 2023, người dân Sudan kỳ vọng thoát khỏi tình trạng bất ổn kinh tế dai dẳng trong nhiều năm. Tuy nhiên, cuộc xung đột bùng phát hồi tháng 4/2023 không những khiến mục tiêu vực dậy kinh tế trở nên xa vời mà còn khiến tương lai của người dân nơi đây thêm bất trắc.

“Năm 2023 là một cơn ác mộng với người dân Sudan”

Rạng sáng 15/4/2023, người dân Khartoum bàng hoàng thức giấc vì tiếng súng và tiếng nổ dữ dội trong các cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).

Giờ đây, cuộc xung đột đã bước sang tháng thứ 9 liên tiếp, trong khi các cơ hội hòa bình cho quốc gia Bắc Phi cũng đang dần khép lại giữa lúc các bên tham chiến vẫn chưa thể đưa lập trường xích lại gần nhau hơn. Những bất đồng và hỗn loạn kéo dài đang dần làm tiêu tan hy vọng về một tương lai đất nước Sudan có thể sớm khôi phục lại trật tự theo hiến pháp.

Theo đánh giá của ông Abboud Jabir, một chính trị gia người Sudan, cựu thành viên Quốc hội Sudan thì năm 2023 là một cơn ác mộng đối với người dân Sudan khi sự chia rẽ chính trị và các quan điểm xung đột bùng nổ đã khiến quốc gia Bắc Phi phải đối mặt với một cuộc nội chiến đẫm máu.

Trong khi đó, Liên hợp quốc mới đây cũng cảnh báo về hậu quả thảm khốc của xung đột và Sudan hiện đang chứng kiến làn sóng người dân di dời trong nước lớn nhất thế giới.

Cuối tháng 12/2023, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, xung đột tiếp diễn trong nhiều tháng qua đã khiến hơn 7,1 triệu người Sudan phải di dời trong và ngoài nước, với khoảng 1,4 triệu người Sudan đang sống tị nạn ở các nước láng giềng gồm Ai Cập, Chad, Ethiopia, Eritrea và Nam Sudan.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ tổ chức Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (ACLED), số dân thường thiệt mạng do giao tranh ở Sudan hiện đã vượt quá con số 12.190, với nhiều người khác bị thương.

Báo cáo cập nhật của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng cho thấy gần 18 triệu người trên khắp Sudan đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tỷ lệ bùng phát các dịch bệnh như dịch tả, sốt xuất huyết và sốt rét ngày càng gia tăng tại quốc gia Bắc Phi.

Kinh tế sụp đổ

Cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ 2 liên tiếp đã khiến nền kinh tế vốn trì trệ của Sudan sụp đổ khi doanh thu công giảm mạnh và đồng nội tệ mất giá khoảng 80% giá trị thị trường.

Một nhà phân tích kinh tế người Sudan - ông Abdul-Khaliq Mahjoub cho biết: “Thực tế là hơn 2,7 triệu công dân mất việc làm trong khu vực tư nhân và tác động của điều mà chúng tôi gọi là tình trạng thất nghiệp không tự nguyện nghiêm trọng đã khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm khoảng 20%”.

“Các khoản thu từ thuế của ngân sách chung cũng bị sụt giảm do chính phủ không có khả năng thu. Điều này dẫn đến thâm hụt lớn trong thu nhập quốc dân khoảng 25%” - ông Mahjoub nói.

Chuyên gia này lưu ý, sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái quốc gia là nguyên nhân chính khiến lạm phát ngày càng tồi tệ. Điều này cũng hạn chế sức mua của người dân và làm suy yếu năng lực sản xuất của các tổ chức vẫn đang hoạt động cầm cự mà không có sự hỗ trợ của chính phủ.

Theo một báo cáo gần đây của Cục Thống kê Trung ương Sudan, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này đã vượt quá 300%, dẫn đến giá cả các nguyên liệu cơ bản, chi phí vận tải và liên lạc tăng vọt.

Ngân hàng Trung ương Sudan cho biết, sản lượng vàng - vốn giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu phi dầu mỏ cao nhất của đất nước, đã giảm từ 18 tấn xuống chỉ còn 2 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12/2023. Trong năm 2022, các hoạt động xuất khẩu vàng chiếm đến 46,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Bên cạnh đó, ông Mahjoub cũng chỉ ra rằng, vụ nông nghiệp mùa đông hiện nay đã thất bại do thiếu nước tưới, không có phân bón và thuốc trừ sâu cũng như các ngân hàng không có khả năng cung cấp nguồn vốn cần thiết cho người dân.

Trước bối cảnh trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính nợ của Sudan sẽ tăng từ 127% GDP vào năm 2022 lên 151% GDP vào cuối năm 2023.

Tương lai bất định

Năm 2024 đã bắt đầu khi mà các cuộc giao tranh ở Sudan vẫn đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân nơi đây, giữa lúc những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh vẫn chưa thể mang lại kết quả như mong đợi.

Báo cáo ngày 14/12/2023 của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo, biến đổi khí hậu, xung đột vũ trang ngày càng trầm trọng, nợ nần ngày càng tăng và sự hỗ trợ quốc tế giảm sút sẽ đẩy nhanh các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn thế giới vào năm 2024.

Trong Danh sách theo dõi khẩn cấp năm 2024, IRC đã chỉ ra 20 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi, có nguy cơ cao nhất về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ vào năm tới. Trong đó, Sudan - quốc gia không được đưa vào danh sách năm ngoái, hiện tại lại đứng đầu danh sách theo dõi khẩn cấp của IRG vì những xung đột trong nước quy mô lớn thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, tiếp đến là các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine và Nam Sudan.

Bộ Ngoại giao Sudan cho biết cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của SAF và RSF dự kiến diễn ra tại Djibouti vào ngày 28/12/2023 đã bị hoãn lại đến tháng 1/2024 vì "lý do kỹ thuật".

Vào tháng 12/2023, Washington chuyển từ ủng hộ sang việc thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia châu Phi đưa các phe phái xung đột ở Sudan tiến gần hơn một lệnh ngừng bắn. Đại diện của RSF và SAF đã bày tỏ sẵn sàng gặp nhau, nhưng liệu các cuộc gặp đó có trở thành hiện thực hay không thì thì vẫn còn chưa rõ sau khi cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày 28/12/2023 sụp đổ.

Ông Abdul-Rahim Al-Sunni, một nhà phân tích chính trị người Sudan lý giải rằng "có những lo ngại nghiêm trọng rằng việc tiếp tục xung đột cũng như sự kiểm soát của RSF đối với hầu hết các khu vực phía Tây Sudan cuối cùng sẽ dẫn đến sự chia cắt đất nước". Nhà phân tích này cảnh báo nếu các phe phái xung đột tại Sudan không thể đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm nhất thì sự thống nhất của đất nước sẽ bị đe dọa./.
DanQuyen.com (Theo dangcongsan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc bị đâm gục trước truyền thông (02-01-2024)
    Vì sao Ukraine e ngại tên lửa Kh-32 hơn tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga? (02-01-2024)
    Anh cảnh báo sẵn sàng can thiệp quân sự ngăn tấn công ở Biển Đỏ (01-01-2024)
    Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả mạnh hơn vào Ukraine (01-01-2024)
    Động thái bất ngờ của hàng ngàn quân Israel ở Gaza (01-01-2024)
    Tàu chiến Iran tiến vào Biển Đỏ (01-01-2024)
    Tổng thống Nga đã thu thập được 500.000 chữ ký của cử tri để ứng cử (30-12-2023)
    Điện Kremlin 'lên tiếng' về bài phát biểu năm mới của Tổng thống Putin (30-12-2023)
    Mỹ lần thứ 2 bán vũ khí khẩn cấp cho Israel, IDF tập kích mục tiêu ở Syria (30-12-2023)
    Tổng Tư lệnh Ukraine sa thải cố vấn đưa ra tuyên bố gây phẫn nộ (30-12-2023)
    Máy bay Việt Nam nứt kính, hạ cánh an toàn ở Nhật (28-12-2023)
    Nga cảnh báo Phần Lan lãnh hậu quả đầu tiên nếu Moscow - NATO xung đột (28-12-2023)
    Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới ở Nhật Bản được dỡ bỏ lệnh cấm vận hành (27-12-2023)
    Thụy Điển phản ứng trước 'đèn xanh' của Thổ Nhĩ Kỳ về gia nhập NATO (27-12-2023)
    Xung đột Israel-Hamas và nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục hình ảnh trên trường quốc tế (27-12-2023)
    Trước thềm bầu cử Đài Loan, ông Tập Cận Bình đưa ra một tuyên bố cứng rắn (27-12-2023)
    Tương lai của Gaza: Kịch bản hậu chiến tranh của Israel với Hamas (27-12-2023)
    Đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á đón 1 triệu khách chỉ sau 2 tháng vận hành (26-12-2023)
    Thực tế nghiệt ngã đối với người bị thương ở Gaza: Mất chân hay là chết (26-12-2023)
    Iraq phản đối các cuộc không kích của Mỹ trên lãnh thổ nước này (26-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153885374.