Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Hệ lụy 'cơn sốt vàng' ở biên giới Senegal
Mọi người từ khắp Tây Phi đang đổ về các mỏ vàng dọc biên giới Senegal với Mali. Khai thác mỏ là một lợi ích kinh tế rất cần thiết cho khu vực, nhưng sự bất ổn gia tăng cũng khiến nước này dễ bị tổn thương.

Nhiều vàng nhưng dân vẫn khổ

Ở vùng Kedougou phía Đông Nam Senegal, người ta đổ tới các mỏ vào mỗi buổi chiều khi cái nóng không còn quá gay gắt. Gần làng Samekouta, tiếng ồn của máy khoan và máy phát điện cho thấy quanh đó có một mỏ thủ công. Thợ mỏ ở đây là người Senegal, người Mali, người Burkina Faso, người Guinea.

Kedougou, một trong những vùng nghèo nhất của Senegal, là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc. Đây cũng là nơi nhiều người nước ngoài, chủ yếu đến từ các quốc gia khác ở Tây Phi, tìm đến để thử vận may với vàng. Khai thác vàng không phải là tình trạng mới nổi ở khu vực giáp biên giới Senegal với Mali và Guinea. Nó đã diễn ra nhiều thập kỷ, ở cấp độ thủ công nhưng kể từ những năm 2010, lĩnh vực khai thác vàng của Senegal đã có sự tăng trưởng đáng kể. Người dân địa phương muốn tìm kiếm thu nhập cao hơn đã chuyển từ nông nghiệp sang khai thác quy mô nhỏ trên đất của họ. Lời đồn về vàng sau đó đã thu hút số lượng lớn người nước ngoài và các công ty nước ngoài thành lập các mỏ công nghiệp và bán cơ giới.

Tuy nhiên, cơn sốt vàng đã gây thiệt hại cho người dân địa phương. Ông Aliou Cisse, người làng Faranding, vùng Kedougou cho biết, làng của ông đã mất nhiều đất kể từ khi một công ty Trung Quốc thành lập một mỏ gần đó. Giờ đây, những chiếc xẻng điện đào không ngừng nghỉ ở nơi cư dân Faranding từng trồng ngũ cốc và rau quả hoặc tìm kiếm vàng.

Người dân ở Faranding cho biết, nước sông Faleme từng trong vắt nhưng giờ có màu cam đục. Phía bờ thuộc lãnh thổ Mali chỉ cách đó vài trăm mét, người ta dùng máy nạo vét để lấy đất cát từ lòng sông - một cách khác để tìm kiếm vàng. Các công ty khai thác mỏ đổ nước thải - đôi khi có chứa các hóa chất như thủy ngân, vào sông Faleme. Kết quả là người dân sống dọc sông không còn có thể uống nước hoặc sử dụng nước cho chăn nuôi hoặc trồng rau. Mặc dù vậy, họ nhận được rất ít tiền bồi thường trong khi các công ty khai thác mỏ không cung cấp đủ việc làm như cam kết. Như một vòng luẩn quẩn, tình trạng thất nghiệp tràn lan khiến việc khai thác vàng trở thành nguồn thu nhập không thể thiếu. Theo thống kê, khoảng 300.000 người đang làm việc tại các khu mỏ, chủ yếu là ở các điểm thủ công, thậm chí bí mật.

Báo cáo mới nhất do cơ quan thống kê của Senegal công bố cho biết, sản lượng vàng của nước này vào năm 2020 là 590 triệu euro. Con số này có thể cao hơn nếu tính cả hoạt động khai thác không chính thức. Tuy nhiên, khoảng 90% số vàng được đưa ra nước ngoài, chủ yếu tới Mali và Guinea. Mặc dù khu vực này giàu tài nguyên nhưng lại có tình trạng nghèo đói và thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản. Mahamadi Danfakha, giám đốc đài phát thanh cộng đồng ở Saraya, cho biết: “Chỉ cách thị trấn Saraya vài kilomet, bạn sẽ không thấy điện”.

Nguy cơ cực đoan hóa

Ông Amadou Sega Keita, Phó Chủ tịch Hội đồng Kedougou cho biết, cảm giác bị bỏ rơi có thể khiến người dân khu vực có xu hướng cực đoan hóa. Ông cảnh báo: “Thâm hụt kinh tế và xã hội có thể là một yếu tố để các nhóm thánh chiến nổi lên”. Ông Keita nói thêm, hiện trong vùng không có ngân hàng, tiền mặt được chuyển từ người này sang người khác. Điều này cũng là yếu tố thu hút những kẻ cực đoan.

Senegal và Mali có chung đường biên giới khoảng 250km, tương đối “mềm” và khó kiểm soát. Nhưng cơn sốt vàng và các mạng lưới buôn bán khác như mại dâm, vũ khí hoặc hóa chất khiến Kedougou dễ bị tổn thương. Ông Bakary Sambe, Giám đốc khu vực của Viện Timbuktu ở Dakar cho rằng, các nhóm cực đoan cần không gian rút lui chiến thuật và Senegal là mối quan tâm lớn của họ. “Ở đó có dòng vốn, sự di chuyển vũ khí, khả năng tiếp cận biển”, ông Sambe phân tích. Tuy nhiên, ông Amadou Sega Keita cho rằng, cũng có lý do để lạc quan. Ông nói, văn hóa và giáo lý tôn giáo chi phối đời sống người dân Senegal có đặc điểm không tương thích với chủ nghĩa cực đoan. Chính phủ Senegal, trong lúc cảnh báo tình hình ở các nước xung quanh, cũng đã thực hiện một số bước để ngăn chặn khủng bố. Ở Kedougou, họ đã tăng cường lực lượng vũ trang và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng. Nhưng ông Keita lại cho rằng cách tiếp cận này là chưa đủ. “Chúng tôi cần một căn cứ quân sự lớn ở biên giới để cho kẻ thù thấy rằng lực lượng an ninh thường xuyên hiện diện”, quan chức Kedougou nói.
DanQuyen.com (Theo anninhthudo.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Israel rút một phần lực lượng khỏi Gaza gây ra rạn nứt mới trong chính phủ (18-01-2024)
    Tổng thống Ukraine cảnh báo ông Donald Trump (18-01-2024)
    Nga chủ trương thúc đẩy sự cân bằng trong quan hệ quốc tế (18-01-2024)
    Thành phố cực Nam Israel báo động bị tấn công (18-01-2024)
    Cường quốc dầu mỏ 'treo thưởng lớn' nếu Israel giải quyết xung đột ở Gaza (17-01-2024)
    Thế giới chuẩn bị cho khả năng ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ (17-01-2024)
    Điện Kremlin: Nga hợp tác mọi lĩnh vực với Triều Tiên, kể cả 'nhạy cảm' (17-01-2024)
    Bỉ lên tiếng về vấn đề tịch thu tài sản Nga, một số thành viên G7 lo ngại, Điện Kremlin sẵn sàng làm điều này (17-01-2024)
    Cựu Thủ tướng Thaksin có thể được thụ án tù tại nhà (17-01-2024)
    Iraq phản ứng về cuộc tấn công của Iran (16-01-2024)
    Tàu chở hàng của Hy Lạp trúng tên lửa ở ngoài khơi Yemen (16-01-2024)
    Thủ tướng Lý Cường khẳng định kinh tế Trung Quốc đã vượt qua khó khăn thách thức (16-01-2024)
    Ngoại trưởng Ukraine cảnh báo phương Tây về hậu quả Kiev bại trận (16-01-2024)
    Mỹ và Anh ném bom nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở miền Trung Yemen (16-01-2024)
    Ngoại trưởng Triều Tiên sang Nga, Mỹ cảnh giác (15-01-2024)
    Ukraine phóng tên lửa đạn đạo vào vùng biên Nga, nói lính 'quá già' để chiến đấu (15-01-2024)
    Anh cử 20.000 quân tham gia cuộc tập trận của NATO (15-01-2024)
    Hòa bình Ukraine còn lâu mới đạt được khi nhân vật chủ chốt vắng mặt (15-01-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ không kích nhiều 'mục tiêu khủng bố' ở Iraq và Syria (13-01-2024)
    Nga dội mưa tên lửa, Ukraine đe dọa 'nóng' (13-01-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153819734.