Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Ngành lâm nghiệp Việt sẵn sàng ứng phó với EUDR
Để xuất khẩu gỗ hay các sản phẩm như cà phê, cao su sang EU cần vượt qua được 'hàng rào' Quy định chống phá rừng (EUDR), khó khăn lớn nhất của ngành lâm nghiệp là yêu cầu 'chính danh' ngay từ nguồn cung nguyên liệu.

Ngành nông nghiệp đối mặt với EUDR

Chia sẻ tại sự kiện của ngành cao su trong việc chuẩn bị để đáp ứng quy định chống phá rừng Châu Âu, ông Hoàng Thành, đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, cho biết: Ngày 23/6/2023, EU đã ban hành Quy định chống mất rừng (EUDR). Quy định này cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, cacao và đậu) vào EU, nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.

Theo EUDR, nông sản gây mất rừng được tính với mốc thời gian mất rừng từ ngày 31/12/2020 trở đi. Đồng thời, sản phẩm được coi là hợp pháp nếu quá trình sản xuất ra sản phẩm đó tuân thủ các quy định về đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động, nhân quyền, các quy định về thuế, phí…

Hiện, Việt Nam có ba mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào EU là cà phê, gỗ và cao su, đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy định chống mất rừng của EU. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng này của Việt Nam vào EU mỗi năm trên 2,5 tỷ USD.

Đơn cử như cao su, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này đến hơn 80 quốc gia. Năm 2023, Trung Quốc dẫn đầu thị phần, chiếm 79,6%, thứ hai là Ấn Độ 5,3%, thứ ba là EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 66.472 tấn, chiếm 3,1% thị phần, giá trị đạt gần 94,3 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu gỗ cao su đem về 2,2 tỷ USD trong năm 2023. Sản phẩm cao su chế biến sâu đạt kim ngạch cao nhất, với 4,4 tỷ USD năm 2023, tăng 3,5% so với năm 2022.

Tuy không phải thị trường xuất khẩu dẫn đầu của toàn ngành cao su Việt Nam, song EU vẫn là khách hàng quan trọng đối với các nhóm ngành cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su chế biến sâu, do là thị trường tiềm năng, có sức mua cao và còn nhiều dư địa.

"Để đáp ứng yêu cầu trong Quy định của EU về các sản phẩm không gây phá rừng (EUDR), các sản phẩm như cao su muốn nhập khẩu vào thị trường EU cần được bảo đảm đã được thực hiện đầy đủ các quy định về Trách nhiệm giải trình (Due diligence), bao gồm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm tới từng lô đất sản xuất ra các hàng hóa đó”, ông Hoàng Thành nhấn mạnh.

Gỡ vướng EUDR từ “hình mẫu” cao su

Chia sẻ về chuỗi cung làm cản trở tới khả năng truy xuất nguồn gốc, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân loại rủi ro của EU theo quốc gia, vùng sản xuất, ông Tô Xuân Phúc - Giám đốc Tổ chức Forest Trends tại Việt Nam, cho biết: Với gỗ rừng trồng, hiện tại cả nước có 3,5 triệu ha rừng sản xuất, với 1,1 triệu hộ tham gia trồng rừng sản xuất, cung cấp 60% trong tổng lượng cung gỗ rừng trồng mỗi năm (trên 24 triệu m3 tổng số), còn lại là do các doanh nghiệp trồng rừng.

Hiện đã có trên 60% số hộ trồng rừng được nhận giấy chứng nhận sử dụng đất. Hầu hết các công ty lâm nghiệp nhà nước đã có giấy chứng nhận sử dụng đất. Tuy vậy, diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ bền vững chỉ mới chiếm dưới 10% tổng diện tích rừng sản xuất.

Với đất trồng cà phê, đây đa phần là đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ sử dụng lâu dài. Mặc dù có tới 40% diện tích đất trồng cà phê tại Việt Nam đã được cấp chứng chỉ sản xuất bền vững, nhưng có những diện tích mở rộng trên nền đất rừng kể từ sau năm 2003 đến nay vẫn chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất.

Với ngành cao su, tổng diện tích cây cao su tại Việt Nam hiện khoảng 918.000 ha, với khoảng 300.000 hộ tiểu điền tham gia trồng trên diện tích và lượng cung chiếm trên 50% trong tổng diện tích và tổng lượng cung của toàn ngành. Còn lại là do gần 100 công ty Nhà nước chủ yếu thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam và UBND các địa phương. Đất giao cho các công ty cao su Nhà nước hầu hết đã có “sổ đỏ”, nhưng hiện chưa có thông tin về tình trạng giấy chứng nhận sử dụng đất của hộ trồng cao su.

"Cả ba ngành hàng cà phê, gỗ, cao su có đặc điểm chung khá tương đồng. Nông hộ đóng vai trò chủ đạo trong khâu đầu của chuỗi; đất sản xuất tương đối manh mún; chuỗi cung thường dài, với nhiều bên tham gia", ông Phúc thông tin.

Vào tháng 6/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng Khung Kế hoạch hành động cấp quốc gia của ngành nông nghiệp, nhằm đáp ứng EUDR. Tháng 9/2023, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã đưa ra các đề nghị đến cơ quan EC: Công bố quy trình cụ thể đối với việc thực thi EUDR, ban hành tài liệu kỹ thuật hướng dẫn để có kế hoạch thích ứng kịp thời; có giải pháp giảm thiểu chi phí trong thực thi EUDR…

Để thích ứng với EUDR, theo ông Võ Hoàng An, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, Hiệp hội đã và đang tham khảo một số phương pháp được phát triển bởi các ngành hàng, quốc gia khác trên thế giới như lập bản đồ số và khả năng truy xuất nguồn gốc đến cấp độ vườn cây, số hóa chặng đường đầu tiên của chuỗi giá trị nông nghiệp... có thể đặt nền tảng cho các biện pháp can thiệp bền vững toàn diện.

Hiệp hội Cao su Việt Nam đề xuất Bộ NN&PTNT tăng cường kiến nghị với EU về lộ trình cụ thể đối với việc thực thi EUDR, ban hành tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cho các ngành hàng bị ảnh hưởng, trong đó có ngành cao su, để có kế hoạch thích ứng kịp thời.

Cùng với đó, Hiệp hội cũng đề nghị Nhà nước nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao năng lực hộ tiểu điền cao su trong việc thích ứng với EUDR, đặc biệt là về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc. Đây là những giải pháp cấp bách để “gỡ hàng rào” EUDR trong thời gian tới.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 21/6 đồng loạt tăng cực mạnh (21-06-2024)
    Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 (19-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Giá vàng nhẫn cao bất ngờ, thế giới sẽ tăng trong 6 tháng tới, sớm trở lại mức kỷ lục? (19-06-2024)
    Khách đăng ký mua vàng online qua ngân hàng tăng đột biến (18-06-2024)
    Toyota tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda giữa bê bối thử nghiệm (18-06-2024)
    Sẽ xem xét đánh thuế giao dịch vàng (18-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích (18-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Giá mua vàng miếng SJC 'thủng' mốc 84 triệu đồng/lượng, thấp nhất từ ngày 7/5 (31-05-2024)
    Phải khai báo danh tính khi mua vàng ở ngân hàng (30-05-2024)
    Thống đốc ngân hàng lý giải dừng đấu thầu vàng (29-05-2024)
    Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục tăng (28-05-2024)
    Dòng tiền nội hưng phấn, VN-Index tìm lại cơ hội vượt đỉnh (28-05-2024)
    Hủy đấu thầu vàng, bình ổn thị trường ra sao? (28-05-2024)
    Công ty sữa lâu đời nhất Việt Nam sắp niêm yết trên HoSE (27-05-2024)
    'Mập mờ' phụ phí khiến giá vé máy bay đắt đỏ? (27-05-2024)
    Giá vàng thế giới giảm mạnh nhất kể từ đầu năm (25-05-2024)
    Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% 'hầu như không đi vào cuộc sống' (25-05-2024)
    Nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam (23-05-2024)
    Giá xăng tăng nhẹ từ chiều ngày 23/5 (23-05-2024)
    Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nỗ lực tăng thu ngân sách nhưng không ảnh hưởng đến 'sức khỏe' và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (23-05-2024)
    Bất ngờ về lượng vàng rất lớn vừa trúng đấu thầu (23-05-2024)
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153773507.