Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga khẳng định lại vị thế là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách
Thời bình, nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa, mà cứ chạy theo quán tính của thời chiến, không khôi phục lại văn hóa tranh luận thì cũng giống như một loài trên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn... thở bằng phổi, hoặc tung mình lên trời xanh bằng... tứ chi.


Tăng duy lí


 


Cốt tử của văn hóa dân chủ, trước tiên, là tinh thần duy lý trong tư duy và đối thoại. Một tư tưởng dẫu là xấu xa nhất, được trình bày bằng một phương pháp lập luận tồi tệ nhất, vẫn cần phải được bẻ gãy bằng tư tưởng đúng đắn, bằng cách tư duy hợp với logic hình thức và logic thực tiễn, không nên bị tấn công bằng bất kỳ điều gì khác.


 


Mặt khác, văn hóa dân chủ đòi hỏi mỗi con người ý thức được tính tương đối của mỗi cách nhìn thế giới. Mỗi một cách nhìn thế giới đều tương tự một cái ống nhòm, một mặt, tạo ra một "trường nhìn" giúp cho người tư duy có thể nhìn thấy rất kỹ một góc nhìn mà ống nhòm cho phép thấy, và mặt khác, tạo ra một "trường mù", khiến người ta bị che khuất trước phần còn lại của thế giới. Để đi đến chân lý, do đó, cần tối đa hóa các trường nhìn mà mình có thể lĩnh hội được.


 


Vì vậy, người ta không chỉ cần đến sự phản biện như một phương thức tiếp thu trường nhìn của kẻ khác, mà còn cần phải tự mình đối thoại với trường nhìn cố hữu của chính mình. Khả năng tư duy của mỗi con người, như vậy có nghĩa là, tùy thuộc vào khả năng mở rộng các trường nhìn. Trường nhìn càng phong phú, năng lực thức nhận thế giới càng mở rộng. Ngược lại, giam hãm mình một trường nhìn duy nhất là bản chất của tính ì tư duy.


 


Do đó, trong tranh luận, khi "thua" thì chính là lúc người ta đã thắng, bởi đó là lúc họ chạm được một trường nhìn khác, để khai mở thêm khả năng tư duy của chính mình.


 











 


Nguyên tắc duy lý thì chỉ có một, nhưng văn hóa tranh luận thì có thể khác nhau tùy từng vùng văn hóa. Phương Tây tổ chức cuộc tranh luận như một võ đài của lý trí. Trong cuộc tỷ thí, knock out là chuyện bình thường. Bình thường cả với người thắng lẫn người thua. Ở Nhật Bản, văn hóa tranh luận của họ vừa tiếp thu tinh thần duy lý phương Tây, vừa kết hợp với chữ Lễ truyền thống. Trong tranh luận, sẽ không có hạ knock out như Phương Tây.


 


Người Nhật cũng giống Việt Nam, "thể diện" là một gì rất quan trọng, và do đó, "những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác", họ cũng giữ thể diện cho phía bên kia.


 


Văn hóa tranh luận này của Nhật vốn mới chỉ hình thành gần đây, từ thời Minh Trị, khi xã hội công dân sơ  khai hình thành, mở đầu với phong cách tranh luận trong Nhóm Meirokusha. Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh một chế độ phong kiến sắp biến thành phát xít, Hội Meirokusha vẫn có thể có những cuộc tranh luận vừa nóng bỏng trong lập luận vừa lịch thiệp trong xưng hô.


 


Họ đem đến một văn hóa tranh luận mới trong lịch sử văn hóa Nhật Bản, đưa kẻ làm quan và người trí thức của dân tộc này, từ chỗ chỉ biết dùng khái niệm "tà thuyết" để gán cho những tư duy khác mình, đến chỗ đủ tầm cao văn hóa để vừa giữ vững chữ Lễ của phương Đông vừa thấm nhuần tính logic và minh bạch của phương Tây duy lý khi tranh biện.


 


Với tinh thần khai sáng của triết học cổ điển Đức, họ biết tôn trọng tự do tư duy của chính mình và của người khác, can đảm trong suy nghĩ, trong phán xét và lựa chọn, lĩnh hội niềm tin bằng lý trí, với ý chí tự do trước quyền lực, tôn giáo, tập quán hay những loại áp lực tương tự.


 


Những kẻ thù của lý tính


 


Kẻ thù lớn nhất của tinh thần duy lý là sự duy cảm, thiên kiến và "ngã chấp".


Chúng ta thường tự hào rằng người Việt vốn duy cảm. Nhưng duy cảm không phải là một trình độ sống đáng tự hào.


 


Vốn rời lũy tre làng duy cảm chưa lâu, người Việt Nam chúng ta nếu bị hạ knock out trong một cuộc tranh luận, có lẽ đến hết đời vẫn khó có thể quên, chứ chưa nói đến việc có thể hợp tác với kẻ đã dạy mình một bài học. Khi đối diện với tinh thần hạ knock out của văn hóa tranh luận kiểu Phương Tây, người Việt Nam thường cảm thấy họ "thô bạo" hoặc "thiếu tinh thần xây dựng". Trong thời đại toàn cầu hóa, chúng ta phải hiểu để quen với văn hóa của họ.


 


Mặt khác, tôn trọng chữ "Tình", nhưng khi tranh luận, người Việt dễ dàng bị chìm vào những cãi vã và mạt sát, theo kiểu mà dân gian thường nói là "Lời nói đọi máu" .


 


Khi tranh luận, người ta không thể tranh luận với một cảm xúc, mà chỉ có thể phân tích những quan điểm, những luận chứng và dẫn chứng của nhau. Do đó, khi nào cảm xúc bùng nổ, đó là lúc tranh luận biến mất, chỉ còn lại sự phỉ báng lẫn nhau.


 


Sự duy cảm sẽ làm cho những thiên kiến trở nên vững chắc. Thiên kiến là cái người ta tin bất chấp thực tế, bất chấp bằng chứng, bất chấp lý tính. Do đó, không ai có thể tranh luận được với những thiên kiến. Thiên kiến là cái không ai có thể giúp chúng ta gỡ bỏ được, trừ chính bản thân chúng ta.


 


Và nền tảng sâu xa nhất của thiên kiến là "ngã chấp". Ta từ đâu? Ta là ai? Ta về đâu? Là những câu hỏi có tính bản thể luận mà nếu lãng quên, con người sẽ trượt ra khỏi con đường của lý tính.


 


Ở Châu Âu cận đại, những người quý tộc phong kiến hầu như không thể chấp nhận thời đại mới, bởi họ đồng nhất mình với hệ hình phong kiến. Họ cảm thấy mình chỉ có thể tồn tại trong hệ hình đó. Để thúc đẩy lịch sử tiến lên, những người tư sản không còn cách nào khác phải thực hiện cách mạng. Trong bối cảnh này, chỉ có thể có chiến tranh chứ không thể có "đối thoại" hay "tranh luận".


 


Nhật Bản thời Minh trị duy tân cung cấp những bài học lớn về quan hệ giữa "ngã chấp" và văn hóa dân chủ. Được thấm đẫm tinh thần "phá chấp" của Phật giáo, những đại lãnh chúa, tức là những con người nòng cốt duy trì chế độ phong kiến cũ, nhận thức được rằng mình sinh ra từ "Không" và sẽ trở về "Không". Do đó, họ không đồng nhất mình với bất kỳ một hệ hình nào. Đối với họ, dẫu là "địa chủ" hay "tư sản" thì đều không quan trọng. Đó chỉ là cái "giả tướng" (hình thức bề ngoài) của "cõi tạm trần gian".


 


Nhờ thế, tầng lớp thượng lưu Nhật nhanh chóng phủ định chính cái vỏ bề ngoài của mình, dẫn dắt dân tộc đi vào cuộc canh tân thần kỳ. Họ không chỉ tiến hóa để thích ứng với bối cảnh mới, mà còn tạo ra chính bối cảnh mới ấy, thúc đẩy toàn xã hội tiến hóa theo.


 


Truyền thống dân chủ của nước ta


 


Nền chính trị nước ta vốn có nền văn hóa dân chủ cao hơn Trung Quốc. Đó là một nét chủ đạo của kỷ nguyên Đại Việt, khi mà ngay cả một Hoàng đế mà rồi đây sẽ được nhân dân tôn sùng như là hiện thân của Phật cũng khiêm cung lắng nghe các cụ bô lão toàn quốc trước khi ra quyết định.


 


Và, trong lịch sử hiện đại, những người đầu tiên đấu tranh để khai sáng cho Dân tộc về tự do tư duy chính là những người Cộng sản, khởi đầu từ Nguyễn Ái Quốc, tiếp nối bởi các nhà lãnh đạo trẻ của Đảng ở những năm 30 của thế kỷ trước.


 


Đáng tiếc, chiến tranh đã khiến cho tranh luận không thể phát triển thành một nét văn hóa chủ đạo của đất nước. Vì chiến tranh, ta không thể đem kế hoạch tấn công Điện Biên, hay Chiến dịch Hồ Chí Minh ra trình Quốc hội, rồi mời toàn dân... tranh luận sôi nổi.


 


Nhưng, bước vào hòa bình, nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa, mà cứ chạy theo quán tính, không khôi phục lại văn hóa tranh luận, thì nói như "Tiến hóa luận" của Chales Darwin, cũng giống như một loài trên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn... thở bằng phổi, hoặc tung mình lên trời xanh bằng... tứ chi.


 


Để đến được những bến bờ xa nhất, chúng ta phải tiến hóa thành loài có mang; để bay đến những chân trời rộng nhất, chúng ta phải tiến hóa thành loài có cánh.


 


Tranh luận là  một năng lực văn hóa. Văn hóa là cái không thể hình thành qua việc đọc sách hay nghe tuyên truyền, mà cần được "vun trồng" trong thử thách thực tế, cần được rèn luyện để trưởng thành.


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quy định cấm xuất cảnh vì nợ thuế, Bộ Tài chính lên tiếng (18-06-2024)
    Hỏa hoạn làm 3 người chết ở Bắc Giang: Do đường điện điều hòa quá tải (18-06-2024)
    Mất vàng, tiền hơn 1,5 tỉ đồng giấu trong 2 phuy lúa trước hiên nhà (18-06-2024)
    Hà Nội thông báo phân luồng giao thông đón đoàn khách quốc tế (18-06-2024)
    Hy hữu thanh niên 29 tuổi bị sét đánh ngất ngay trong phòng ngủ (18-06-2024)
    Đấu tranh với tội phạm ma túy ở địa bàn biên giới (18-06-2024)
    Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng VNeID trong dịch vụ công trực tuyến (17-06-2024)
    Chủ tịch nước: Trước đây cứ bắt người dân công chứng mà không biết để làm gì (17-06-2024)
    Hơn 87% khách hàng của EVNNPC thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (17-06-2024)
    Quân Idol dọa giết cả nhà cán bộ công an vì bị dò hỏi thông tin (17-06-2024)
    Lực lượng chức năng đã tiếp cận được tầng cao nhất căn nhà bị cháy tìm kiếm người mắc kẹt (16-06-2024)
    Cháy lớn tại căn nhà hai tầng ở trung tâm TPHCM (16-06-2024)
    Xôn xao clip 'phẩy tay, không phát quà cho trẻ em', Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì? (16-06-2024)
    Bắt giữ nguyên Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa (14-06-2024)
    Việt Nam tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân (14-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc (14-06-2024)
    Phát hiện thi thể người phụ nữ trong căn hộ chung cư ở TPHCM (13-06-2024)
    Bắt 2 cán bộ liên quan đến doanh nhân 'La điên' (13-06-2024)
    Quỹ Ngày mai tươi sáng nói gì về vụ tố salon tóc ở Hà Nội 'ăn tóc'? (13-06-2024)
    Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc khảo sát mô hình xây dựng nông thôn mới tại Quảng Nam (13-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Văn hóa hay sự phô trương núp danh truyền thống? (05-09-2010)
    Nhà nước không thể mãi bao biện, làm thay (05-09-2010)
    Thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và và nguy cơ lệ thuộc (05-09-2010)
    Đập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép (05-09-2010)
    Thủ tướng: Tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153641405.