Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đề xuất cấm tạm nhập tái xuất xăng dầu qua đường biển
Giải pháp này được Bộ Tài chính và Hải quan đưa ra nhằm chống hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong các quy định tạm nhập tái xuất, đặc biệt là với mặt hàng xăng dầu để trục lợi.

 


Trao đổi với báo chí cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính – Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận cơ chế tạm nhập tái xuất, đặc biệt với mặt hàng xăng dầu hiện đang tồn tại nhiều kẽ hở, có thể khiến doanh nghiệp lợi dụng,trục lợi trái pháp luật. Trước đó, Hải quan TP Sài Gòn đã ghi nhận nhiều trường hợp chuyển một phần xăng dầu tạm nhập thành kinh doanh nội địa, có khi 60% lô hàng, lúc tăng lên 80% và thậm chí có lúc đem bán trong nước nguyên cả lô hàng. Hàng nghìn tấn hàng tạm nhập đã được đưa ra thị trường nội địa theo cách như vậy.


 











Nhiều trường hợp xăng dầu tạm nhập được chuyển tiêu thụ trong nước. Ảnh minh họa: PLVN

 


"Doanh nghiệp lợi dụng quy định không cấm xăng dầu tạm nhập được chuyển kinh doanh nội địa. Đặc biệt khi chính sách nhập khẩu thay đổi, số đơn vị tính toán xin chuyển rất nhiều", ông Phạm Văn Hồng, Phó Chi cục trưởng Hải quan Cảng Sài Gòn Khu vực 3 cho biết.


 


Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, do chênh lệch thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu trong 8 tháng đầu năm rất lớn (tăng từ 0% lên 12% hiện nay) nên nếu doanh nghiệp chuyển trái phép mặt hàng này từ tái xuất sang tiêu thụ nội địa thì lợi nhuận thu được sẽ rất lớn.


 


Để khắc phục tình trạng nay, Tổng cục Hải quan đã tiến hành tổng kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu mối, nhằm làm rõ lượng hàng nhập, xuất khẩu ở từng đơn vị cụ thể cũng như sai phạm cần xử lý. Kết quả dự kiến sẽ được công bố trong những ngày đầu tháng 9 này. Tuy nhiên, ngành tài chính cũng khẳng định cần sớm sửa đổi các quy định hiện hành về tạm nhập – tái xuất (theo Nghị định 12 năm 2006 của Chính phủ ) để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lách luật. Trong đó, Bộ Tài chính kiến nghị cấm tạm nhập – tái xuất xăng dầu qua đường biển.


 


“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nhận thấy việc tạm nhập – tái xuất xăng dầu cho Lào hoặc một số vùng của Campuchia còn hợp lý, vì những nơi đó xa cảng. Chứ thực hiện nghiệp vụ này với Trung Quốc thì rất vô lý. Chẳng lẽ đường đi ngắn hơn hay điều kiện cảng của Việt Nam tốt hơn?”, Thứ trưởng Tuấn đặt câu hỏi.


 


Bên cạnh xăng dầu, Bộ Tài chính cũng cho rằng tình trạng tạm nhập tái xuất ở hầu hết các mặt hàng đang nhức nhối, dễ xảy ra sai phạm. Gần đây, giá trị hàng thông quan vào Việt Nam theo hình thức này đã tăng bất thường. Năm 2006, con số chỉ là 1,3 tỷ USD thì năm 2011 đã tăng lên 6,3 tỷ USD, và 6 tháng 2012 tăng lên 3,85 tỷ USD (tăng gần 5 lần trong 5 năm).


 


Tại các địa bàn trọng điểm, hải quan cũng đã phát hiện có đến 1.010 lô hàng đã quá thời hạn lưu trú 180 ngày mà chưa tái xuất. Cơ quan này cũng vừa xử lý 167 container hàng cấm (phế liệu, ác quy chì, vi mạch, rác thải công nghiệp…) được đưa vào Việt Nam qua đường này. Ngoài ra còn có 33 container hàng đông lạnh nhưng không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm…


 


Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đề nghị cần sớm sửa đổi các quy định về tạm nhập – tái xuất theo hướng chặt chẽ hơn. Cụ thể những mặt hàng cấm nhập theo thông lệ quốc tế thì cũng cần cấm “tạm nhập” vào Việt Nam. “Không có chuyện để nguyên trong container rồi xuất đi thì không ảnh hưởng gì”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phân tích.


 


Ngoài ra, cần coi doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất hàng hóa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ thời gian, tuyến đường vẫn chuyển các mặt hàng này, quy định ràng buộc hồ sơ xuất – nhập, thủ tục thanh toán… “Có thể tiến tới gắn chip định vị cho các container hàng loại này vì thực tế giá các thiết bị như vậy cũng không hề đắt”, đại diện ngành tài chính đề xuất.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    ASEAN, nguy cơ khó khăn kinh tế và xã hội (27-08-2012)
    SHB chính thức sở hữu 50% cổ phần Bình An (25-08-2012)
    Bầu Đức tung tiền mua lại 15 triệu USD trái phiếu HAG (02-08-2012)
    Châu Âu chống đồ chơi giả xuất xứ Trung Quốc (02-08-2012)
    'Ông lớn' ngân hàng đi rao bán căn hộ (30-07-2012)
    Lãi suất dưới 15%/năm: duy trì được bao lâu? (20-07-2012)
    Giá vàng giảm tiếp ở thị trường châu Âu (12-07-2012)
    Khẩn cấp cứu người nuôi cá tra  (26-06-2012)
    Ngân sách nhà nước Pháp cần tiết kiệm thêm từ 7 đến 10 tỷ euro  (25-06-2012)
    Thị trường tài chính khởi sắc, sau kế hoạch hỗ trợ Tây Ban Nha 100 tỷ euro  (11-06-2012)
    “Chiến tranh chuối” giữa Manila và Bắc Kinh (11-06-2012)
    Châu Âu đồng ý cho Tây Ban Nha vay 100 tỉ euro (10-06-2012)
    Việt Nam giảm giá xăng dầu nhằm kìm hãm lạm phát  (08-06-2012)
    Ireland trưng cầu dân ý về hiệp ước ngân sách châu Âu  (31-05-2012)
    'Lãi suất tiết kiệm 8-9% là hợp lý' (31-05-2012)
    Beeline Việt Nam cắt giảm 10% nhân sự (29-05-2012)
    Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam (25-05-2012)
    'Không điều tiết nền kinh tế bằng doanh nghiệp Nhà nước' (24-05-2012)
    Gấp rút “phá băng” tín dụng (21-05-2012)
    G-8 cam kết ngăn Hi Lạp bỏ đồng euro (20-05-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153932140.