Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Ban Dân vận Đảng Nhân dân Campuchia Hun Many
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc - Ấn Độ 'lộ bài' trên Biển Đông
Trong khi cộng đồng quốc tế đang tập trung vào vấn đề tranh chấp trên Biển Đông thì Trung Quốc và Ấn Độ đang có kế hoạch tập trận “âm thầm” trên vùng biển tranh chấp này.

 


Căng thẳng tài nguyên trên biển


 


Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển Đông đã diễn ra từ vài năm qua.


 











Ấn Độ đã ký kết thăm dò dầu khí ở Biển Đông . Ảnh: The Diplomat

 


Sau khi yêu cầu các nước ngoài khu vực “tránh xa” Biển Đông, Trung Quốc tháng 11/2011 đã “đánh tiếng” với Ấn Độ rằng, các hoạt động liên quan tới dầu khí trên Biển Đông sẽ bị cho là bất hợp pháp nếu không có sự cho phép, hay sự tham gia của Bắc Kinh.


 


Phía Việt Nam vào thời điểm đó đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình đối với các lô dầu khí dựa theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.


 


Trung Quốc tiếp tục phản đối dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ trong khu vực, sau đó đưa ra tuyên bố về chủ quyền ở hai lô dầu khí Ấn Độ thăm dò. Bất chấp điều đó, Ấn Độ tiếp tục duy trì các dự án thăm dò trong khu vực theo hướng thương mại.


 


Động thái của Ấn Độ với Trung Quốc đã không giải quyết và cho thấy sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực Đông Á đang ngày một tăng lên. Quyết định của Ấn Độ trong việc thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của Trung Quốc không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam.


 


Sau những động thái đó, Ấn Độ đã có quan điểm mới. Tháng 5 năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ RPN Singh phát biểu trước quốc hội rằng đã quyết định trở lại thăm dò dầu khí trên Biển Đông.


 


Phía Việt Nam cũng đã quyết định gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ ở Biển Đông góp phần vào làm cân bằng chiến lược trong khu vực.


 


Tự do và lợi ích hàng hải


 


Ttháng 8/2012, công ty Khai thác Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu 9 lô dầu khí vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lô dầu khí 128 mà Việt Nam ký kết thăm dò đối với Ấn Độ, thuộc khu đặc quyền kinh tế theo Luật Biển của Liên Hợp Quốc cũng nằm trong số 9 lô dầu khi mà CNOOC mời thầu.


 


Bằng việc đưa ra các gói thầu quốc tế đối với các lô dầu khí của Việt Nam mà Ấn Độ đã ký kết thăm dò, Bắc Kinh đã buộc dồn Delhi vào một góc. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực Asean diễn ra tại Phnom Penh tháng 7 năm ngoái rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc không thể làm thay đổi quyết định của họ. Ấn Độ còn khẳng định sẽ thực hiện các hoạt động tự do hàng hải cũng như hoạt động ở các khu vực giàu tài nguyên theo đúng nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế.


 


Cũng như các quốc gia khác, Ấn Độ cũng quan ngại về những thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông bởi vùng biển này rất quan trọng đối với thương mại và an ninh quốc tế.


 


Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang cố gắng thể hiện sự bùng nổ của mình trên Biển Đông. Mối quan ngại của các nước đối với Trung Quốc đó là tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền hầu hết vùng biển Đông và các hoạt động của Hải quân Trung Quốc trong khu vực.


 


Trung Quốc đã quyết định thành lập một đơn vị quân sự đồn trú ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam) là một trong những động thái muốn khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực này.


 


Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cảnh báo rằng “Hải quân Trung Quốc sẵn sàng tuần tra và chiến đấu nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hàng hải” trên Biển Đông.


 


Khi Trung Quốc muốn tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh hải, thường kéo dài 12 hải lý từ bờ biển, bao gồm toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế mở rộng tới 200 hải lý, điều đó đang thực sự là thử thách đối với vấn đề tự do hàng hải.


 


Tất cả các cường quốc hàng hải trong đó có Ấn Độ cũng luôn đặt lợi ích quốc gia về hàng hải lên hàng đầu, muốn tiếp cận với vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đã gây tranh chấp với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong những tháng gần đây về vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản và dầu mỏ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


 


Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh chiến lược


 


Ấn Độ cũng luôn chú ý tới nguồn tài nguyên năng lượng của Việt Nam, đặc biệt khi nguồn tài nguyên này đang rơi vào “tầm ngắm” của Trung Quốc bằng những “yêu sách” về lãnh thổ.


 











Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông
Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông . Ảnh: Reuters

 


Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại và năng lượng mà còn là sự cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc đang phát triển ở châu Á. Nếu Trung Quốc có thể mở rộng sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương, như Delhi dự đoán, thì Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.


 


Đến nay, Ấn Độ trở thành một nhà quan sát bị động trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong khu vực ngày một tăng. Nhưng hiện tại, Ấn Độ phải đối mặt với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Thách thức đối với Ấn Độ là sẽ đưa ra một chiến lược phù hợp với nguồn lực và khả năng lúc này.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hamas phản đối việc lực lượng nước ngoài hiện diện tại Gaza (05-07-2024)
    Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng tân Thủ tướng Anh Keir Starmer (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ gặp Tổng thống Nga Putin (05-07-2024)
    Nguyên nhân Anh nghiêng về cánh tả, đi ngược xu hướng ở châu Âu (05-07-2024)
    Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn (03-07-2024)
    Rộ tin đồn Tổng thống Ukraine Zelensky thất vọng với Thủ tướng Shmyhal (03-07-2024)
    Trung Quốc hiện diện tại 4 căn cứ quân sự cũ của Liên Xô trên đất Cuba? (03-07-2024)
    'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn (02-07-2024)
    Hà Lan bắt đầu cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Nga ráo riết ngăn chặn (02-07-2024)
    Tướng Nga dự đoán thời điểm xung đột với Ukraine kết thúc (02-07-2024)
    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS (02-07-2024)
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ bán trực thăng quân sự cho Thái Lan (22-06-2013)
    Trung Quốc đang "thách thức" Mỹ ở Biển Đông (22-06-2013)
    Cuộc chiến ngầm Trung Quốc-Ấn Độ ở Biển Đông (22-06-2013)
    Trung Quốc đòi lập vùng cấm xâm nhập quanh Senkaku/Điếu Ngư (22-06-2013)
    Hiểm hoạ từ tên lửa hạt nhân của Châu Á (22-06-2013)
    Đưa quân, vũ khí áp sát Syria, Mỹ tham chiến? (22-06-2013)
    Ấn Độ: 14.000 người mất tích do mưa lũ (21-06-2013)
    'Bẻ gãy' tập kích đường không ở Biển Đông (21-06-2013)
    Tàu Trung Quốc xâm nhập, bảo vệ bờ biển Philippines hành động (21-06-2013)
    Tân Thủ tướng Palestine vội vã từ chức (21-06-2013)
    Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN thăm Lầu Năm Góc (21-06-2013)
    Philippines đốt hơn 5 tấn ngà voi (21-06-2013)
    Lạc quan bôxít (20-06-2013)
    Vũ khí ồ ạt đổ vào Syria (20-06-2013)
    Ngày càng nhiều rủi ro cho tàu thuyền qua lại Biển Đông (20-06-2013)
    Anonymous: Triều Tiên mất công nghệ tên lửa tối mật (20-06-2013)
    Mỹ, Philippines tập trận rầm rộ trên Biển Đông (20-06-2013)
    Rùng mình trước mối đe dọa tên lửa với Châu Á (20-06-2013)
    Kim Jong Un đang bắt chước Hitler? (19-06-2013)
    Philippines đưa quân đến vùng tranh chấp ở Biển Đông (19-06-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153916829.