Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Hải quân TQ chuẩn bị chiến tranh trên biển để chống hạm đội Mỹ?
Đây là đánh giá của quan chức tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ về việc Trung Quốc xây dựng hải quân tầm xa.

 


 














Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh

 


Ngày 25 tháng 6 tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viện dẫn nguồn tin chưa có căn cứ nói rằng, trang mạng "The Stars and Stripes"/ Tạp chí sao, vạch Mỹ có bài viết cho rằng, trước khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ 1 thế kỷ, tàu biển Trung Quốc (có thể tích lớn hơn gấp nhiều lần tàu St. Maria) đã từng vượt đại dương, đến nơi xa nhất là châu Phi. Nhưng, điểm khác với sự phát hiện của người châu Âu là, những nỗ lực của người Trung Quốc hoàn toàn không tạo ra được một đế quốc toàn cầu.


 


Theo bài viết, đến nay, với sự thúc đẩy mạnh mẽ của kinh tế, sức mạnh trên biển của Trung Quốc đang tiếp tục trỗi dậy. Hải quân Trung Quốc duy trì sản xuất tàu hộ vệ, tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tên lửa với tốc độ chưa từng có. Tháng 9 năm 2012, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc bắt đầu đi vào hoạt động.


 


Các sĩ quan chỉ huy Hải quân Mỹ chỉ ra, Trung Quốc rõ ràng đang xây dựng một lực lượng hải quân "nước xanh" (tầm xa), lực lượng hải quân này sẽ có năng lực thực hiện các hành động quân sự liên tục vượt đại dương, đồng thời có thể điều động lực lượng tới những khu vực cách xa lãnh thổ.


 


Mỹ đã phủ nhận chiến lược "quay trở lại Thái Bình Dương" là nhằm vào Trung Quốc, nhưng kêu gọi Quân đội Trung Quốc nâng cao độ minh bạch.


 


Bài báo dẫn lời Thượng tá nghỉ hưu Jan van Tol của Hải quân Mỹ, nhà nghiên cứu cấp cao Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng: "Họ không muốn giải thích tại sao cần có những lực lượng này".


 


Jan van Tol nói, một nguyên nhân xây dựng hải quân "nước xanh da trời" có thể là Trung Quốc muốn phải bảo vệ các tuyến đường thương mại của họ, chứ không muốn lệ thuộc vào Mỹ bảo đảm tự do đi lại. Chính phủ Trung Quốc cho biết, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của họ là 3.870 tỷ USD, thống kê này lần đầu tiên đã vượt Mỹ - Bộ Thương mại Mỹ đánh giá tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ cùng năm là 3.820 tỷ USD.


 











Tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài, Hải quân Trung Quốc

 


Jan van Tol cho rằng, Trung Quốc còn có thể đang tìm cách để có được năng lực vượt Mỹ trên phương diện điều động lực lượng trên biển và xây dựng phạm vi ảnh hưởng. Ông nói: "Những việc mà Mỹ có thể làm được, người Trung Quốc cũng muốn làm được, sau đó tuyên bố nói 'khu vực này có sự hiện diện của chúng tôi'".


 


Khi có bài phát biểu tại Viện Hải quân Mỹ ở San Diego gần đây, Thượng tá James Fanell, phó tham mưu trưởng phụ trách tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ chỉ ra, Hải quân Trung Quốc định kỳ triển khai hành động ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở các vùng biển xung quanh như biển Hoa Đông và biển Đông.


 


Ông nói: "Những hành động vươn ra 'biển xa' này hầu như là có chủ định đối với Trung Quốc. Nhưng, không cần nói cũng biết, sự bành trướng ra vùng biển nước xanh da trời này ở mức độ rất lớn là để chống lại Hạm đội Thái Bình Dương".


 


Fanell nói: "Không hề nghi ngờ, Hải quân Trung Quốc tập trung tinh lực chuẩn bị chiến tranh trên biển và dự định bắn chìm hạm đội của kẻ thù". Theo bài báo, có dấu hiệu cho thấy, tham vọng của Hải quân Trung Quốc thậm chí đã vượt khỏi khu vực Thái Bình Dương.


 


Fanell cho rằng, trong thời gian khủng hoảng ở Libya, Trung Quốc từng điều 1 tàu hộ vệ chạy xuyên qua kênh đào Suez, tiến đến đó sơ tán công dân nước họ, tàu chiến Trung Quốc cũng đã tham gia các hoạt động hộ tống chống cướp biển ở vùng biển Somalia.


 











Biên đội hộ tống, Hải quân Trung Quốc

 


Bài báo chỉ ra, căn cứ vào một bản báo cáo công bố ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Viện nghiên cứu Quốc hội, Hải quân Trung Quốc sở hữu 275 tàu, trong đó có 75 tàu chiến, 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và 85 tàu tên lửa cỡ nhỏ. Trong khi đó, cơ cấu lực lượng hiện nay của Hải quân Mỹ tính tổng có 285 tàu chiến và tàu ngầm.


 


Mặc dù số lượng tàu chiến tương đương nhau, nhưng Jan van Tol cho rằng, hai lực lượng hải quân này không thể đặt ngang hàng. Ông nói, tàu chiến được người Trung Quốc gọi là “tàu hộ vệ” thì ở Mỹ có lẽ sẽ bị cho là không đạt cấp độ như vậy. Nhưng ông nói thêm: “Đương nhiên, họ luôn mở rộng với một tốc độ mạnh”.


 


Ralph Cossa của Diễn đàn Thái Bình Dương, Hawaii cho rằng, thành phần của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đều là tàu ngầm tốt mà Nga sẵn sàng bán hoặc tàu ngầm sao chép nổi trội. Nhưng, ông cho rằng: "Nga hoàn toàn sẽ không đem đồ tốt nhất của mình bán cho Trung Quốc".


 


Phó giáo sư Lyle Goldstein, Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, Học viện quân sự Hải quân Mỹ Newport, bang Rhode Island cho rằng, năng lực tác chiến chống tàu ngầm của Trung Quốc vẫn rất yếu. Ông nói, Trung Quốc đã triển khai nghiên cứu quy mô lớn để cải thiện năng lực sonar của họ, nhưng rất có thể vẫn lạc hậu ít nhất 20 năm so với Mỹ và đồng minh.


 











Tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 của tàu khu trục tên lửa Type 052C, Hải quân Trung Quốc

 


Lyle Goldstein cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm đang được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo sẽ là một loại vũ khí mạnh, mặc dù còn chưa có dấu hiệu cho thấy họ đã tiến hành bắn thử thành công đối với các mục tiêu di động trên biển.


 


Theo ông, so với sự mở rộng của Hải quân Liên Xô trước kia (giai đoạn gay gắt nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô mỗi tháng hạ thủy một chiếc tàu ngầm), những nỗ lực của Trung Quốc thể hiện có đường nét hơn.


 


Ông nói: “Chương trình tàu sân bay đã đạt được tiến bộ, nhưng tiến triển tương đối chậm. Xem ra họ không cần phải gấp gáp. Trung Quốc có năng lực xây dựng được một lực lượng hải quân tương tự Mỹ trong 15 năm, nhưng họ có lẽ sẽ tương đối kiềm chế”.


 


Chờ nâng kinh nghiệm hoạt động tầm xa


 


Jan van Tol cho rằng, Hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm chiến đấu là một vấn đề nữa. Hải quân Mỹ đã mất thời gian 90 năm mới đạt được mức độ thục luyện về tác chiến tàu sân bay như hiện nay. Ông nói: “Loại hoạt động này cần tiến hành huấn luyện rất nhiều, vượt qua rất nhiều sự cố, mới được như ý. Người Trung Quốc vừa mới lên đường, rất khó dự đoán họ sẽ đi đến đâu”.


 











Trung Quốc biên chế cả 3 tàu vận tải đổ bộ Type 071 đã chế tạo cho Hạm đội Nam Hải.

 


Cossa cho rằng, về công nghệ, huấn luyện và hoạt động lâu dài, Hải quân Trung Quốc còn xếp sau Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ông nói, cơ cấu sức mạnh của Hải quân Trung Quốc có lẽ rất nhanh có thể ngang hàng với hạm đội hải quân của Tây Ban Nha hoặc Italia, nhưng hạ thủy một tàu sân bay hoàn toàn không đủ để làm cho họ sở hữu năng lực cạnh tranh với siêu cường.


 


Ông nói: “Bạn nhất định phải có khả năng lấy tàu chiến tên lửa và tàu ngầm để chi viện tàu sân bay, mà tất cả những thứ này thì Trung Quốc phải mất vài năm nữa mới làm được”.


 


Lyle Goldstein cho rằng, là một phần nỗ lực thu lấy kinh nghiệm tác chiến tầm xa, Hải quân Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng phạm vi hành trình cách xa cảng chính của họ, điều này đã vượt xa sự tưởng tượng của rất nhiều người. Những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã thăm các cảng biển của Fiji và New Zealand.


 


Lyle Goldstein cho rằng, đến nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại các cảng biển ở nước ngoài hầu như đều là mang tính thương mại, nhưng họ chỉ ra, nếu Hải quân Trung Quốc muốn tác chiến ở khu vực cách xa lãnh thổ, họ sẽ cần nơi để bổ sung nhiên liệu và sửa chữa tàu chiến.


 


 











Tháng 5 năm 2013, ba hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) đã tổ chức tập trận quy mô lớn trên biển Đông.



DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)
    Quân đội Mỹ được phép tiếp cận tất cả các căn cứ quân sự của Thụy Điển (19-06-2024)
    Nga khẳng định lại vị thế là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu (18-06-2024)
    Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ (17-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Philippines mua 2 tàu khu trục mới lớp Maestrale của Ý (03-07-2013)
    Dù ký được COC với Trung Quốc, Biển Đông chưa chắc đã bình yên  (03-07-2013)
    ‘Đòn tấn công thần tốc toàn cầu’ nhắm Trung Quốc, Nga (03-07-2013)
    Ai Cập: Quân đội lật đổ Tổng thống Morsi (03-07-2013)
    Philippines, Trung Quốc khẩu chiến gay gắt tại hội nghị ASEAN (03-07-2013)
    Hải quân Việt Nam lần đầu tiên có lực lượng không quân (03-07-2013)
    Ai Cập sôi sục (02-07-2013)
    Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Ngoại trưởng Triều Tiên “ngồi tại chỗ” (02-07-2013)
    Trung Quốc - Philippines 'khẩu chiến' Biển Đông (02-07-2013)
    100.000 lính đánh thuê đổ bộ Syria (02-07-2013)
    Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư hay đảo chính? (02-07-2013)
    Biển Đông: Philippines, Mỹ đều có thể đưa quân tới bãi cạn Scarborough  (01-07-2013)
    Dân Hồng Kông biểu tình đòi thêm dân chủ  (01-07-2013)
    Trung Quốc muốn “câu giờ” (01-07-2013)
    10 tàu ngầm hạt nhân đạn đạo hàng đầu thế giới (01-07-2013)
    Lo bạo động, Trung Quốc cho tuần ngày đêm ở Tân Cương  (30-06-2013)
    Nữ thủ tướng Thái kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (30-06-2013)
    Triều Tiên “tân trang” bệ phóng rocket dọc biên giới (30-06-2013)
    Nhật Bản lại tố tàu Trung Quốc xâm nhập EEZ (30-06-2013)
    Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma  (30-06-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153769627.